| Hotline: 0983.970.780

Lại lạm thu học sinh tiểu học

Thứ Hai 27/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

Theo phản ánh của một số phụ huynh, năm học 2014 – 2015, Trường Tiểu học Định Hòa triển khai thu đồng loạt từ lớp 1 đến lớp 5 với tổng cộng 19 khoản thu trong đó chưa kể quỹ lớp.

Mặc dù Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Thanh Hóa đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn, thậm chí “tuýt còi” không ít trường học vi phạm công tác thu - chi đầu năm học 2014 – 2015, nhưng mới đây điều tra của PV tại xã Định Hòa, huyện Yên Định cho thấy tình trạng lạm thu vẫn xảy ra ở Trường Tiểu học xã này.

Theo phản ánh của một số phụ huynh, năm học 2014 – 2015, Trường Tiểu học Định Hòa triển khai thu đồng loạt từ lớp 1 đến lớp 5 với tổng cộng 19 khoản thu trong đó chưa kể quỹ lớp, mặc dù có nhiều khoản đã được Sở GD – ĐT tỉnh Thanh Hóa, Phòng GD – ĐT huyện Yên Định hướng dẫn bỏ từ nhiều năm nay.

Cụ thể, các khoản thu bất thường gồm: Tiền bổ sung trang thiết bị đồ dùng học tập 150.000đ/học sinh (trường thu hộ xã); tiền điện thắp sáng 30.000đ/học sinh; tiền hỗ trợ giáo viên dạy 2 buổi 540.000đ/học sinh (tương đương 60.000đ/tháng); bảo trì phòng máy 50.000đ/học sinh; quỹ cha mẹ 80.000 đ/học sinh; nước uống 40.000 đ/học sinh...

Một phụ huynh xin được không nêu tên bức xúc: “Qua ti vi, báo đài chúng tôi cũng biết về các khoản thu theo quy định, nhưng không hiểu ban giám hiệu nhà trường vẽ đâu ra nhiều khoản thu vô lý như thế.

12-56-41_2
Ông Lê Anh Quý, Hiệu trưởng trường Tiểu học Định Hòa khẳng định nhà trường thu đúng

Đầu năm học chỉ lo tiền đóng góp cho con đã thấy chóng hết cả mặt, rồi tiền đóng góp xây dựng NTM của thôn, của xã nữa, hàng chục loại tiền phí, lệ phí khác. Nói thật nông dân như chúng tôi cảm thấy đuối sức lắm rồi”.

Một phụ huynh khác tiếp lời: “Nhiều trường học ở các huyện khác đã bị xử lý kỷ luật vì thu sai quy định rồi mà trường này vẫn phớt lờ các hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên”.

Được biết, trước đó ngày 22/8/2014, Sở GD - ĐT Thanh Hóa đã ban hành văn bản số 1521/SGDĐT – KHTC về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu - chi ngoài ngân sách năm 2014 – 2015.

Thông báo nêu rõ: “Các đơn vị trường học, tuyệt đối không được thu các khoản kinh phí để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách Nhà nước đã bố trí theo quy định như: Phí công tác dạy học; điện thắp sáng; nước sinh hoạt; khen thưởng; phụ đạo học sinh yếu; bồi dưỡng học sinh giỏi…”.

Đối với các khoản thu theo hình thức tự nguyện (mua sắm trang thiết bị cho các trường học) phải thực hiện theo đúng nguyên tắc, không ép buộc, không bình quân hóa mức đóng góp… Như vậy việc đưa danh sách một số khoản thu tại trường Tiểu học Định Hòa là không đúng quy định.

 Ông Lê Văn Sướng, Bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch UBND xã Định Hòa: “Đến thời điểm này xã chưa nhận được văn bản chính thức nào về công tác thu - chi của Trường Tiểu học Định Hòa và cũng chưa đồng ý chấp thuận các khoản thu hộ nào liên quan đến xã, chúng tôi vẫn đang đợi trường báo cáo để có sự điều chỉnh cho phù hợp”.

Bà Trịnh Lê Thủy, Phó trưởng Phòng GD - ĐT huyện Yên Định cho biết, ngay từ đầu năm học 2014 – 2015, phòng đã hướng dẫn các trường về công tác thu - chi, các khoản thu phải đúng với phương án thu của Sở GD - ĐT, chấn chỉnh tình trạng lạm thu gây bức xúc trong nhân dân.

Khi được hỏi về một số khoản thu mà Trường Tiểu học xã Định Hòa đã triển khai thu, bà Thủy khẳng định: “Một số khoản như tiền hỗ trợ giáo viên dạy 2 buổi với mức 540.000đ/học sinh/năm, trường thu là sai, bởi trước đây có triển khai công văn thu 25.000đ/học sinh để hỗ trợ giáo viên là có thật nhưng đã bỏ cách đây 3 năm rồi.

Còn một số khoản thu khác mà phụ huynh phản ánh thu không đúng quy định như tiền điện thắp sáng; bảo trì phòng máy; bổ sung trang thiết bị học tập…, chúng tôi sẽ cho chuyên viên kiểm tra lại và sẽ có báo cáo cụ thể, nếu trường có vi phạm sẽ phải chấn chỉnh ngay để không gây bức xúc trong nhân dân”.

Phòng GĐ – ĐT Yên Định khẳng định nhà trường thu sai nhưng khi PV đề nghị được tiếp cận các văn bản thu – chi của trường, ông Lê Anh Qúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Định Hòa bảo: “Cô kế toán đi vắng không thể cung cấp thông tin cho anh chị được”.

 Còn về 19 khoản thu mà giáo viên chủ nhiệm viết tay gửi phụ huynh thì ông Qúy cho biết, năm học này trường có tổ chức thu các khoản đó và áp dụng cho hơn 400 học sinh trong trường. Việc có một số khoản thu mà phụ huynh bức xúc thì ông lý giải, đó là các khoản thu đúng.

PV hỏi: “Trường đứng ra thu hộ cho xã khi chưa thông qua UBND xã là đúng hay sai?”, ông Qúy nói: “Chúng tôi chỉ tạm thu hộ cho xã mà thôi, các khoản thu khác thì do giáo viên hiểu sai nên ghi văn bản các khoản thu không rõ ràng nên phụ huynh hiểu sai.

Riêng khoản thu hỗ trợ giáo viên dạy 2 buổi là cách hiểu khác của khoản trông trẻ ngoài giờ lên lớp; 2 khoản thu điện thắp sáng và nước uống là phục vụ tu sửa điện nước trong trường, chúng tôi cũng không dám thu sai”.

Rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng vào cuộc xác minh lại các khoản thu sai quy định của Trường Tiểu học Định Hòa, có biện pháp xử lý kịp thời để tranh gây bức xúc cho các bậc phụ huynh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm