| Hotline: 0983.970.780

Lại phát hiện phân Kali giả

Thứ Năm 14/11/2013 , 14:50 (GMT+7)

Cơ quan công an huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai vừa phát hiện vụ buôn bán phân kali giả với số lượng 200 bao (10 tấn).

Cơ quan công an huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai vừa phát hiện vụ buôn bán phân kali giả với số lượng 100 bao (5 tấn). Từ đó, xác định đối tượng trước đó đã bán phân giả cho 1 đại lý cấp 2 ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trót lọt với số lượng đến 200 bao (10 tấn).

Ngày 11/11/2013, cơ quan CSĐT công an huyện Định Quán tiến hành lập biên bản tạm giữ 163 bao phân kali giả  tại một đại lý cấp 2 ở ấp Nguyễn Huệ 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất do ông Nguyễn Trung Hậu làm chủ.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Hậu cho biết, vừa qua có một đối tượng tên Nguyễn Văn Minh khoảng chừng 27 - 28 tuổi cùng 1 người đàn ông đi xe Exciter màu xanh đến chào bán phân kali đỏ. Minh bảo: “Em có một số phân kali, nếu đại lý có nhu cầu mua thì để lại giá 450.000 đồng/bao (9.000 đ/kg)”. Trong khi giá trên thị trường 1 bao phân kali 530.000 - 540.000 đ, vì thấy rẻ nên ông Hậu đồng ý mua 82 bao (tương đương 4,1 tấn) với số tiền là 36.900.000 đ.


Phân kali giả bằng muối pha với phẩm màu đỏ

Để làm tin, Minh viết giấy biên nhận không ngày, không tháng với nội dung: “Tôi Nguyễn Văn Minh, CMND số 273506758 có bán cho anh Nguyễn Trung Hậu 82 bao phân Cali (kali) với giá 530.000 đồng/bao (10.600 đ/kg). Tôi cam đoan số phân trên không tranh chấp. Nếu có gì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm”. (Ngay từ đầu Minh đã có dấu hiệu lừa đảo, dùng từ “tranh chấp” thay vì “kém chất lượng” - PV).

10 ngày sau, Minh điện thoại hỏi đại lý có nhu cầu mua nữa không, ông Hậu trả lời vẫn tiếp tục mua nhưng giá phải rẻ hơn trước, tức là 420.000 đ/bao (8.400 đ/kg). Minh đồng ý lập tức và ngay tối hôm sau, Minh đến giao số lượng 118 bao (tương đương 5,9 tấn) với số tiền 49.560.000 đ bằng xe tải Hyundai 2,5 tấn. Như vậy, tổng cộng 2 lần mua phân kali gồm 200 bao, ông Hậu đã trả cho Minh số tiền 86.460.000 đồng.

Cũng theo ông Hậu, số phân này đại lý chưa bán ra ngoài mà chỉ lấy 37 bao (tương đương 1,85 tấn) để bón cho vườn cao su của gia đình. Tuy nhiên, sau khi mở bao phân ra bón thì thấy hạt phân kali màu đỏ giống như hạt muối pha với phẩm màu, đưa vào ngâm nước thử nếm thấy mặn chát.

Nghi ngờ mua phải phân giả, ông Hậu hoảng hồn thông báo cho ông Phạm Duy Trinh (anh em cọc chèo) ở xã Phú Túc, huyện Định Quán cũng là một đại lý bán phân bón rằng mình bị lừa mua phải phân kali giả, đồng thời đề nghị ông Trinh phối hợp “cài” bắt quả tang Minh.

Theo kế hoạch của ông Trinh, ông Hậu chủ động điện thoại đề nghị Nguyễn Văn Minh giao đợt 3 thêm 100 bao phân kali tại lô cao su ở nông trường Túc Trưng (ấp Cây Xăng, xã Phú Túc, huyện Định Quán). Từ đó, ông Trinh ngầm báo công an huyện Định Quán mật phục kiểm tra.

Tưởng vớ thêm món bở, Minh hớn hở mang xe chở 100 bao kali lên gặp ông Hậu, sau đó ông Hậu trực tiếp dẫn đường lên nông trường Túc Trưng để cho Minh giao hàng. Khi đến nơi, theo “kịch bản”, xe hàng của Minh vừa đổ xuống 15 bao phân thì lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra, đồng thời mời Minh cùng tài xế về cơ quan công an điều tra làm rõ.

Trong quá trình đấu tranh khai thác, trong lời khai ban đầu, Minh thừa nhận đó là phân kali giả, và được “lấy trên một xe container ở tỉnh Bình Dương”. Còn nguồn gốc sản xuất ở đâu, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa xác định địa chỉ cụ thể. Được biết, người thân của Minh đã nộp 60 triệu cho cơ quan công an để trả lại cho đại lý ông Nguyễn Trung Hậu nhằm khắc phục hậu quả.

“Toàn bộ số phân kali giả trên tôi đã bị đối tượng Nguyễn Văn Minh lừa bán. Nay tôi tự nguyện giao nộp cho cơ quan CSĐT công an huyện Định Quán để lập hồ sơ xử lý đối tượng vi phạm theo qui định của pháp luật.” (Lời ông Nguyễn Trung Hậu trích từ biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu của công an huyện Định Quán ngày 11/11).

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm