| Hotline: 0983.970.780

Lại sạt lở tại Quốc lộ 6, đoạn qua Hòa Bình

Thứ Sáu 23/03/2012 , 10:45 (GMT+7)

Phải sau khoảng 6 tiếng đồng hồ làm việc khẩn trương của các đơn vị thi công, Quốc lộ 6 đoạn đường qua địa phận tỉnh Hòa Bình này mới được giải tỏa.

Các xe xúc và xe tải khẩn trương giải tỏa đường để thông xe Quốc lộ 6

Vào khoảng 16h30’ ngày 22/3, trên Quốc lộ 6, tại km 138 + 700 thuộc địa phận bản Phiêng Sa, xã Đồng Bản (Mai Châu, Hòa Bình) đã xảy ra vụ sạt lở đất, đá gây tắc đường nhiều giờ.

>> Sạt lở núi làm 2 người chết, quốc lộ 6 tê liệt

Phải sau khoảng 6 tiếng đồng hồ làm việc khẩn trương của các đơn vị thi công, đến khoảng 22h30', Quốc lộ 6 đoạn đường qua địa phận tỉnh Hòa Bình này mới được giải tỏa.

Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, đoạn đường này đã xả ra hai vụ sạt lở nghiêm trọng. Nhiều người hẳn còn chưa quên vụ sạt lở vào ngày 15/2 đã cướp đi sinh mạng của hai vợ chồng người địa phương trên đúng cung đường này.

Theo ông Phạm Bá Tuấn – Đội phó Đội thi công đoạn đường tránh sạt lở trước đó cho biết, vào khoảng 14h khi đang thi công phần “móng” ta luy thì phát hiện hiện tượng đất rơi rụng và rung chuyển với mức độ ngày càng mạnh. Khoảng 16h, khi có một hòn đá bắt đầu lăn, ông Tuấn đã cho đội nghỉ, rút máy sang hai đầu đường đồng thời báo cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 222 tiến hành ngăn xe đi đường. Khoảng 17h30, khi công nhân đang đứng theo dõi, bỗng một khối đất, đá khổng lồ tụt xuống lấp toàn bộ đoạn đường mà đơn vị đang thi công.

Ánh mắt hoang mang, giọng ngập ngừng, anh Nguyễn Văn Bình – thành viên đội thi công nói: “Lúc khối đất, đá sụt xuống, mặc dù đứng cách đó hàng trăm mét, nhưng chân tay tôi vẫn run lên bần bật, tôi có cảm tưởng hoa mắt, chóng mặt. Đầu tiên chân ta luy sụt xuống, tiếp theo là 2 khối đá khoảng vài trăm mét khối lăn xuống. Rất may anh em phát hiện kịp thời rút máy ra và ngăn xe không cho qua, chứ không thì không biết chuyện gì xảy ra!”.

Sau 30 phút, ông Nguyễn Phú Bồi – Giám đốc Công ty TNHH một thành viên 222 đã có mặt để chỉ đạo đơn vị thi công. Ông Bồi cho biết, sau sự cố ngày 16/2, đơn vị đã cùng Công ty TNHH một thành viên 224 thi công đoạn đường sạt lở này.

Ông Bồi nói: “Dự kiến khoảng 2 ngày nữa là chúng tôi tiến hành đổ nhựa, khi đội thi công đang hoàn thiện phần chân ta luy thì sự cố xảy ra. Sự việc đúng vào lúc trời sắp tối, nên việc đào, san khối đất sạt lở gặp rất nhiều khó khăn. Hiện chúng tôi đã huy động 12 máy xúc và gần 10 xe tải để tiến hành san. Tuy nhiên, do khối lượng đất đá sạt lở lần này lớn, gần bằng lần trước, nên ước chừng khoảng nửa tháng nữa mới xong”.

Hỏi về nguyên nhân sạt lở ông Bồi cho hay: “Rất có thể do khối đất đã 'om' từ trước, hơn nữa ở trên đỉnh có 2 khối đá rất lớn đã có hiện tượng “long chân”, chúng tôi cũng đã dự tính xử lý 2 khối đá này, nhưng chưa kịp làm thì sự việc xảy ra”.

Trong khi hàng chục máy xúc, ôtô đang rất khẩn trương san mặt bằng, thì có một bệnh nhân nhà ở thị trấn Mộc Châu đi cấp cứu. Theo ông Thường, một người hàng xóm của bệnh nhân đang đi cấp cứu cho hay, bệnh nhân bị ngộ độc, sau khi cấp cứu sơ bộ tại Bệnh viện Mộc Châu, do tình hình nguy kịch nên nạn nhân phải đi Hà Nội. Gặp đúng lúc tắc đường do sạt lở đất đá nên người nhà đã phải điều xe cấp cứu từ Mai Châu lên ứng cứu.

Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở núi.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm