| Hotline: 0983.970.780

Lãi suất “quất” DN

Thứ Năm 17/02/2011 , 09:32 (GMT+7)

Cái ảnh hưởng lớn hơn cú "vả" tỷ giá đối với DN là chuyện lãi suất tăng chóng mặt. Đây mới là đòn “quất” khiến các nhà sản xuất lãnh đủ.

Chỉ tính riêng cú “vả” của tỷ giá, DN đã gặp quá nhiều khó khăn trong sản xuất. Tuy nhiên, tỷ giá dù muốn dù không thì vẫn là chuyện vĩ mô. Cái ảnh hưởng lớn hơn đối với DN là chuyện lãi suất tăng chóng mặt. Đây mới là đòn “quất” khiến các nhà sản xuất lãnh đủ.

>> Cú “vả” của tỷ giá

Đi trên dây

Ông Lê Quang Thành, Chủ tịch HĐQT Cty Thức ăn chăn nuôi Thái Dương, đưa ra một hình ảnh để minh họa cho những khó khăn mà DN trong ngành nông nghiệp, nhất là những đơn vị sản xuất, đang phải đối mặt. Đó là hiện các nhà sản xuất như diễn viên xiếc, họ đang “đi trên dây”. Một đầu dây bên này thì những chính sách của Nhà nước nắm, đầu bên kia thì ngân hàng nắm. DN có thể “ngã” bất cứ lúc nào, nếu một trong hai đầu dây, hoặc cả hai, rung lắc.

Vị Chủ tịch này tính toán, trung bình một năm, DN ông NK khoảng 100 nghìn tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Năm ngoái, lãi suất ngân hàng chỉ khoảng 15-16%/năm, với số dư nợ 100 tỷ đồng, Cty Thái Dương có thể ung dung NK nguyên liệu cho sản xuất 1 quý. Nhưng nay, lãi suất lên cao đến hơn 20%, giá nguyên liệu thế giới cũng biến động, thì 100 tỷ kia chỉ đủ mua nguyên liệu cho 1 tháng chạy máy. “Khi đặt vấn đề cần vay vốn ngắn hạn để sản xuất, nhiều ngân hàng đồng loạt đưa ra LS từ 20 - 22%/năm, có ngân hàng cổ phần đưa ra mức 24%/năm. Dù là DN có tiềm lực tài chính lớn nhưng khi cần NK lượng lớn nguyên liệu, Cty Thái Dương vẫn phải vay với lãi suất 20%/năm. So với giữa năm 2010, lãi suất đã tăng 4-5%/năm”, ông Thành nói.

Với lãi suất cao như hiện nay, mọi kế hoạch đầu tư mới đều tạm gác lại, DN cũng tính toán giảm 30% nguyên liệu trữ so với thời điểm thông thường, giảm tối đa ngày tồn kho, chỉ ưu tiên trữ những mặt hàng đặc thù thay vì trữ trước nguyên liệu dùng cho 3-6 tháng tới. DN cũng siết lại công nợ, có những chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán ngay thay vì cho trả chậm như trước. Giá thành sản phẩm cũng phải điều chỉnh cho phù hợp tốc độ tăng của lãi suất, tỷ giá và giá nguyên liệu NK.

Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang cũng đang loay hoay “tìm lối đi đúng hướng” trước những làn sóng lãi suất và tỷ giá. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT - GĐ Cty cho biết: Sự điều chỉnh tỷ giá vừa qua là cần thiết để ổn định thị trường. Tuy nhiên, vì điều đó đương nhiên sẽ buộc các DN phải đẩy giá. Nguy cơ nhiều DN nhân cơ hội này “té nước theo mưa” là khó tránh khỏi. Bởi vậy, thời điểm này rất cần sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước. Có thể bằng cách thường xuyên công bố tỷ giá và lãi suất cho vay của các ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các DN không có những hành động cạnh tranh thiếu lành mạnh.

“Cty chúng tôi chia sẻ với người tiêu dùng bằng cách giảm bớt những chi phí không cần thiết khác như hội họp, tiết kiệm trong sinh hoạt... nhằm tránh tăng giá. Đồng thời, tìm cách tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và thời gian sản xuất. Theo tôi, đúng là lãi suất cao có gây “choáng” cho các DN, nhưng các DN cần bình tĩnh, thay vì phản ứng theo hướng khó chịu cần tìm ra những hướng đi hợp lý nhất cho mình”, ông Thòn chia sẻ.

Hiệu ứng “đô-mi-nô”

“Lãi suất cao thế này, nhiều nhà sản xuất sẵn sàng… chết”, ông Lê Quang Thành khẳng định một câu tưởng hết sức mâu thuẫn. “Phàm đã tính đến chuyện đầu tư tiền của để sản xuất kinh doanh, bất cứ DN nào cũng muốn chính sách ổn định để phát triển. Tuy nhiên, với lãi suất cao ngất ngưởng như hiện nay thì càng đầu tư, nhà sản xuất càng lỗ. Như vậy, họ sẵn sàng không sản xuất để chờ chết, còn hơn là sản xuất để… chết ngay”, ông Thành phân tích.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành cho rằng, kinh tế của nước ta là vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, nhưng chính sách này giống như “đẩy DN vào đường cùng”. Đầu năm bao giờ cũng là thời điểm DN cần vốn để lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Với mức lãi suất như trước đây đã quá cao, nhiều DN không thể chịu được phải “co cụm” sản suất lại, hiện nay việc “thả nổi” lãi suất, nâng lãi suất cơ bản và lãi suất huy động lên chắc chắn sẽ làm cho lãi suất cho vay tăng. Một điều ai cũng nhìn thấy, với chính sách này lạm phát sẽ tăng cao do hầu hết các mặt hàng sẽ được đẩy giá lên. Thực tế lãi suất cao như hiện nay chính là nguyên nhân tạo ra lạm phát vì DN phải vay vốn với lãi suất cao thì tất yếu phải tăng giá cả hàng hóa để bù đắp chi phí đầu vào.

“Theo tôi, lý do DN Việt Nam đang phải chịu lãi suất cao nhất thế giới như hiện nay là vì thiếu tiền, vì ngân hàng thắt chặt tín dụng. Muốn có vốn ngân hàng phải huy động lãi suất cao, cho vay cao, từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn không thoát ra được”, ông Thành cho biết.

“Lãi suất vay vốn quá cao như hiện nay đang vượt quá sức chịu đựng của DN. Nếu vay vốn lãi suất 20% thì kinh doanh phải có lãi 30%, DN mới hòa vốn. Tuy nhiên, trong thời điểm này kinh doanh gì để có lãi 30% là bài toán khó. Một khi DN không dám làm ăn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, hàng hóa khan hiếm, giá cao, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, lao động không có việc làm, kinh tế tăng trưởng chậm lại”, ông Cao Sỹ Kiêm.

Chủ tịch HH DN nhỏ và vừa Việt Nam, ông Cao Sỹ Kiêm, phân tích: Với mặt bằng lãi suất “chỉ có ở Việt Nam” như hiện nay, thì rõ ràng sẽ tác động không nhỏ đến sản xuất, đặc biệt là khu vực kinh tế hết sức nhạy cảm như các DN trong ngành nông nghiệp, vì họ sản xuất thực sự. Cũng chính từ đây, giá cả hàng loạt các thành phẩm sẽ phải tăng, và đối tượng cuối cùng phải chịu thiệt là nông dân, vì họ chính là người sử dụng các sản phẩm của các DN trong ngành. “Việc Chính phủ thay đổi chủ trương kìm hãm lãi suất bằng việc cho “thỏa thuận”, đồng nghĩa với việc sẽ hình thành một mặt bằng lãi suất mới. Với chính sách “thả nổi” lãi suất, nếu không quản lý chặt chẽ, các ngân hàng thương mại có thể lợi dụng nâng lãi suất lên cao. Như vậy, có thể nhiều DN phải co sản xuất lại vì lãi suất cao không dám vay vốn, từ đó sẽ tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cao cũng sẽ dẫn tới hàng loạt các mặt hàng tăng giá theo hiệu ứng “đô-mi-nô”... và nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại là rất lớn”, ông Kiêm lo ngại.

Theo ông Kiêm, để cứu DN tồn tại và phát triển, việc giảm lãi suất là điều tất yếu phải làm. Tuy vậy, với tỷ giá quy đổi nội và ngoại tệ vừa được nâng lên, thì hy vọng về việc giảm lãi suất ngay trong quý I này càng trở nên xa vời và khó có thể thực hiện.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm