| Hotline: 0983.970.780

"Phù phép" thịt lợn thành thịt bò

Lãi tiền triệu nhờ bán thịt lợn sề

Thứ Tư 14/05/2014 , 10:15 (GMT+7)

Thịt lợn sề màu hồng sẫm sau khi được “đánh phấn, trang điểm” bằng lớp tiết bò bên ngoài thì nó có màu lại càng sẫm như những tảng thịt bò thứ thiệt. 10 kg thịt bò "đểu" này bán hết lãi tới cả triệu bạc.

Đã từ lâu một số người tiêu dùng thường vẫn mua thịt bò về ăn mà không biết rằng mình bị lừa, bởi công nghệ “phù phép” thịt lợn biến thành thịt bò của những người buôn thịt đã khá tinh vi.

Mới đây, do có cô em họ quê ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) mới vào nghề buôn thịt bò tiết lộ tôi mới ngã ngửa người ra!

Cô em họ còn khẳng định chắc như đinh đóng cột với tôi rằng: “Em dám chắc là nhiều người buôn bán thịt bò tại các chợ trong và ngoài thành phố đều trà trộn giữa thịt bò và thịt lợn để bán, bởi nếu chỉ bán chuyên bò thì mức lợi nhuận chả đáng là bao”.

Cô em tôi còn cho biết, thông thường các chủ buôn bán lẻ thịt bò hay mua khoảng một nửa số lượng thịt bò xịn, nửa còn lại họ mua thịt lợn sề (loại lợn nái thải loại do đã sinh sản nhiều lứa, loại thịt nạc) rồi về trà trộn với nhau.

Như ta vẫn biết, thịt nạc của lợn sề có màu hồng sẫm na ná thịt bò, chứ không phải hồng tươi như thịt lợn bình thường, vì thế mà người tiêu dùng rất dễ bị nhầm nếu không phải là người tinh tường.

Tôi cũng đã đôi ba lần được mục sở thị khi theo cô em gái xem công nghệ phù phép thịt lợn biến thành thịt bò, và nếu như không được tận mắt nhìn thấy thì tôi cũng vẫn bị nhầm, không thể phân biệt được đâu là miếng thịt bò “đểu”, đâu là miếng thịt bò xịn bày trên bàn.

Số là sau khi chọn mua các thỏi thịt lợn sề, cô em tôi pha ra từng miếng nhỏ khoảng trên, dưới nửa kg rồi cho vào một cái chậu thau nhựa, dùng một lượng tiết bò tươi nhất định đổ vào, dùng tay nhào bóp xoa vỗ cho tiết tan và ngấm đều xung quanh bề mặt của các thỏi thịt lợn sề.

Bình thường thịt lợn sề đã là màu hồng sẫm, khi được “đánh phấn, trang điểm” bằng lớp tiết bò bên ngoài thì nó có màu lại càng sẫm như những tảng thịt bò thứ thiệt. Đã vậy, mùi tiết bò hơi hôi hôi đặc trưng của thịt bò càng làm tăng thêm độ tin tưởng của người tiêu dùng…

Thịt bò thường đắt gấp 2, thậm chí gấp 3 lần thịt lợn, vì thế mà những người đi buôn thịt bò chỉ cần tiêu thụ hết 10 kg thịt bò "đểu", kết hợp với 10 kg thịt bò xịn thì họ đã có thể đút túi hơn triệu bạc.

Một người buôn thịt bò, là bạn của cô em họ tôi, hiện bán thịt tại một chợ cóc ở quận Ba Đình, Hà Nội tiết lộ, mỗi hôm chị ta mua khoảng chục kg thịt bò loại ngon tại lò mổ với giá 170.000 đ/kg, và cũng khoảng 10 kg thịt lợn sề, với giá 70-75.000 đ/kg.

Số thịt bò xịn bán hết cũng chỉ lời được khoảng 300-400.000 đ, trong khi 10 kg thịt bò “đểu” kia lãi tới cả triệu bạc, vì mua chỉ 70-75.000 đ/kg, trong khi bán những 200-210.000 đ/kg. Với mức lợi nhuận cao như vậy nên một số người tìm mọi cách để lừa người tiêu dùng.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm