| Hotline: 0983.970.780

Lại "trục trặc" trên cánh đồng lớn

Thứ Ba 29/04/2014 , 09:04 (GMT+7)

Vẫn còn hiện tượng một số DN chủ đích “lấy tiếng” cho có hợp đồng liên kết CĐL để hưởng qui chế theo qui định của Chính phủ

+ Hợp đồng dễ vỡ

Trên cánh đồng HTX Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), lúa HT 2014 đã lên xanh hơn 40 ngày tuổi. Nhưng vụ này chưa có DN nào ký hợp đồng liên kết cánh đồng lớn (CĐL) chỉ vì hợp đồng cũ giữa HTX và DN bị “trục trặc” đến nay chưa giải quyết xong. Trong khi đó, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (Cần Thơ), DN và nông dân “bể” hợp đồng dẫn tới đổ lỗi lẫn nhau.

Kỳ kèo giá cả

Ông Nguyễn Văn Đời, GĐ HTX Bình Thành, huyện Lấp Vò – Đồng Tháp, cho biết: HTX Bình Thành có 1.174 ha với 1.900 xã viên. Trong vụ lúa ĐX vừa qua có 4 DN đến bàn bạc với HTX Bình Thành ký kết hợp đồng bao tiêu lúa trên CĐL 661 ha.

Trong đó Cty Thương mại Sài Gòn Satra, chi nhánh tại Đồng Tháp bao tiêu giống lúa hạt dài OM 6976 với 120 ha, thu mua cao hơn giá thị trường khi thu hoạch 200 đồng/kg.

3 Cty còn lại ký hợp đồng mua lúa IR50404 gồm: Cty Vĩnh Hoàn 2 (tỉnh Đồng Tháp) ký bao tiêu 141 ha và 2 DN ở huyện Lấp Vò là Cty Phát Tài bao tiêu 250 ha và Cty TNHH Tân Phát bao tiêu 150 ha.

Trong hợp đồng các DN đưa ra nhiều điều kiện chi tiết kèm theo, điểm mấu chốt là tới cuối vụ trước 7 ngày thu hoạch giá thu mua mới được thỏa thuận và mua cao hơn giá thị trường 100 đồng/kg nếu đạt chất lượng theo qui định của hợp đồng, lúa phải được Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện xác định chính xác thời điểm thu hoạch…

Cứ ngỡ như hợp đồng đã ký mọi chuyện êm xuôi, nào ngờ “phút 89” vẫn bị bể. Theo ông Đời, “co chân” chạy trước là Cty Satra.

Hiện nay mặt trở ngại khi mở rộng CĐL là ở một số địa phương nông dân tham gia vào các tổ hợp tác SX còn bỡ ngỡ, chưa đồng thuận hoặc HTX chưa đủ mạnh. Còn một số DN nhận thấy thị trường có lợi thì mua, bất lợi thì sẵn sàng bẻ kèo hủy hợp đồng, thậm chí vẫn còn hiện tượng một số DN chủ đích “lấy tiếng” cho có hợp đồng liên kết CĐL để hưởng qui chế theo qui định của Chính phủ để đủ điều kiện được xuất khẩu gạo.

Khi lúa sắp đến ngày thu hoạch, Cty có cử cán bộ kỹ thuật xuống thăm đồng về báo cáo lại với Ban giám đốc định ra giá mua lúa tươi 4.900 đồng/kg, trong khi vào thời điểm đó lúa hạt dài OM 6976 thương lái mua 5.200- 5.300 đồng/kg. Phía Cty cho rằng giá lúa cao nên không mua, bỏ mặc cho nông dân trong HTX bán cho thương lái.

Với 3 DN còn lại dù đã có hợp đồng ký kết giấy trắng mực đen vẫn chưa chắc ăn. Trước 10 ngày tới kỳ thu hoạch, HTX Bình Thành thực hiện đúng theo các điều trong hợp đồng như: Hạn chế lúa lép lẫn ở mức 5%, hạt đỏ dưới 10%, độ gãy hạt gạo ít, đúng độ chín, thông báo thu hoạch đúng ngày… Lúc đó giá lúa 4.800 đồng/kg, nhưng các DN cho rằng nếu mua thương lái bên ngoài 4.700 đồng/kg.

Sau khi hai bên kỳ kèo, phía các DN chịu mua 4.800 đồng/kg, nghĩa là đã cao hơn 100 đồng/kg so với thị trường, với điều kiện phải có hợp đồng kèm theo. Phía HTX “xin” thêm 30 đồng/kg là 4.830 đồng/kg, song đàm phán bất thành. Lúc đó mùng 6 Tết lúa chín vàng đồng.

Vì nôn nóng lúa cận kề ngày thu hoạch, HTX mời các DN trên đến thương thảo một lần nữa. Ngoài thị trường lúa đã tăng lên 4.850- 4.900 đồng/kg. Các DN lại viện ra lý do giá lúa cao quá mua vào sẽ lỗ nên đưa ra phương án với HTX là cho hủy bỏ hợp đồng. Các DN sẽ đền bù 50 đồng/kg lúa. Nhưng HTX không đồng ý, vì thương lái có thể dựa vào lý do này sẽ mua lúa ép giá của nông dân. HTX tiếp tục đề nghị các DN mua 4.850đ/kg.

Có 2 DN chịu mua là Tân Phát mua 206 tấn, Vĩnh Hoàn 2 mua 96 tấn, nhưng số lượng thu mua bằng phân nửa so với hợp đồng đã ký. Riêng Cty Phát Tài không mua.

Hợp đồng quá dễ vỡ!

Những trục trặc xảy ra tại HTX Bình Thành và nông dân xã Tân Thạnh cho thấy cả hai phía DN và nông dân chưa thật sự hợp tác, hỗ trợ nhau khi gặp trắc trở, khó khăn. Hợp đồng dễ vỡ vì có nhiều kẽ hở. Nếu một trong 2 bên bẻ kèo khó đưa ra tòa án xét xử và ngại thời gian dây dưa kéo dài.

Cùng cảnh ngộ như HTX Bình Thành, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (Cần Thơ) cho đến gần cuối tháng 4/2014 những bất đồng giữa DN và nông dân chưa giải quyết xong.

Anh Lương Duy Khanh - Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh, kể: Trước đây trong xã nông dân quen trồng lúa IR50404 - năng suất lúa tươi đạt 7,6 tấn/ha. Nhưng khi thực hiện chủ trương của huyện vụ lúa ĐX 2013-2014 lần đầu tiên nông dân Tân Thạnh liên kết với DN xây dựng CĐL trồng giống lúa thơm Jasmine, đạt 9 tấn/ha. Nông dân rất phấn khởi.

UBND xã Tân Thạnh xác nhận, có 2 DN tại Cần Thơ ký hợp đồng với 266 hộ nông dân. Trong đó Cty CP Hoàng Minh Nhựt ký với 132 hộ dân bao tiêu 127 ha đến nay kết thúc êm xuôi. Tuy nhiên hợp đồng của Cty Hiệp Lợi ký với 144 hộ dân bao tiêu 132,4 ha lúa Jasmine thì xảy ra trục trặc.

Theo hợp đồng, Cty Hiệp Lợi tạm ứng lúa giống cho nông dân 160 kg/ha, giá 12.500 đồng/kg và đến cuối vụ thu hoạch có giá sàn bao tiêu 5.300 đồng/kg. UBND xã Tân Thạnh phối hợp Phòng Nông nghiệp- PTNT và Trạm Khuyến nông huyện tập huấn qui trình SX. Đến trước khi thu hoạch 7 ngày, Cty Hiệp Lợi cử nhân viên xuống thăm đồng cho rằng lúa chưa chín và bị lẫn nên lãnh đạo Cty quyết định không mua.

15-54-25_nd-sx-lu-tren-cdl-lo-nht-dn-be-keo
Làm lúa trên CĐL lo nhất là bị “bẻ kèo”

Ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Trưởng ấp Thới Phước 2, xã Tân Thạnh - người kiêm nhiệm Tổ trưởng tổ hợp tác của các hộ nông dân ký hợp đồng với Cty Hiệp Lợi cho rằng: Lúa Jasmine 85 đã qua thời gian sinh trưởng 105 ngày, trong khi nông dân nóng lòng sợ lúa chín rụng, còn lãnh đạo DN chưa thật lòng hỗ trợ nông dân. Họ cử nhân viên xuống nhưng không rành rẽ kỹ thuật. Bởi vậy sau cùng Cty Hiệp Lợi chỉ mua được 315 tấn, còn lại một số nông dân gặt lúa bán cho thương lái bên ngoài 4.900-5.000 đồng/kg.

Hiện nay ở Tân Thạnh còn 29 hộ (trong tổng số 144 hộ) nợ tiền lúa giống của Cty Hiệp Lợi. Họ cam kết trả tiền nhưng muốn được gặp lãnh đạo Cty để nói rõ những khó khăn, tồn tại để có thể bắt tay hợp tác tiếp tục sau này. Song, Cty Hiệp Lợi trả lời: UBND xã Tân Thạnh phải có trách nhiệm thu hồi phần nợ tiền lúa giống còn lại, dù rằng trong đó có 1 hộ nông dân có 1,5 ha lúa giống bị mất trắng vì vỡ đập đang đề nghị hỗ trợ rủi ro.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất