| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 25/06/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 25/06/2017

Làm ẩu, cẩu thả ... dẫn tới mạng người chết oan

Sau 1 tháng kể từ ngày xảy ra sự cố khiến 8/18 bệnh nhân đang chạy thận ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chết tức tưởi chỉ sau vài ngày. Nguyên nhân đã được các cơ quan chức năng kết luận:

Nước chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Hòa Bình có độ PH rất thấp, độ dẫn điện rất cao, hàm lương Florua cao gấp 245 đến 260 lần mức cho phép.

Ảnh: Báo Người lao động

Trách nhiệm này thuộc về 3 người. Một là Bùi Mạnh Quốc, giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trấm Anh. Do cẩu thả nên sau khi xục sửa, Quốc đã quên xả hai đầu vào máy, khiến tồn dư hóa chất quá cao. Và dù chưa kiểm định mẫu nước nhưng Quốc vẫn bàn giao cho BV sử dụng.

Hai là Hoàng Công Lương, bác sỹ, thuộc khoa hồi sức tích cực, đơn nguyên thận. Dù là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa. Nhưng chưa nhận được bàn giao bằng văn bản, chưa biết nguồn nước RO số 2 có đạt tiêu chuẩn hay không, đã cho 18 bệnh nhân chạy thận. Và thứ ba là Trần Văn Sơn, cán bộ phòng vật tư- Trang thiết bị y tế, đã không làm đúng chức trách trong việc giám sát quá trình sửa chữa.

Cả ba người trên hiện đã bị CA tỉnh Hòa Bình khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.

Cho đến nay, sự cố 8/18 bệnh nhân đang chạy thận ở BV tỉnh Hòa Bình bị chết gần như cùng một lúc, vẫn khiến cả xã hội bàng hoàng, đau xót, vì sự tổn thất quá lớn, và chưa từng xảy ra, kể cả trên toàn thế giới. Nguyên nhân thì đã rõ, là do có sự tham gia của một doanh nghiệp ngoài ngành y tế vào quá trình vận hành những thiết bị điều trị.

Sở dỹ có việc này, là do từ nhiều năm nay, ngân sách gặp khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện. Vì thế mà cũng như rất nhiều ngành khác, ngành Y tế đã phải khắc phục bằng cách xã hội hóa, tức là huy động nguồn lực của toàn xã hội vào việc mua sắm trang thiết bị và cung ứng dịch vụ cho các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh của mình. Đó là một chủ trương đúng, việc này đã giúp cho các bệnh viện được trang bị và cung ứng các dịch vụ tốt hơn, nâng cao được năng lực khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, do đặc điểm của ngành Y là liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, nên việc xã hội hóa một số lĩnh vực trong ngành đòi hỏi phải có một cách làm khác hẳn. Với các doanh nghiệp, thì mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoài ngành y, một khi cung cấp trang thiết bị cũng như dịch vụ cho ngành, cũng đặt lợi nhuận lên hàng đầu.

Vì lợi nhuận, không ít doanh nghiệp sẵn sàng làm ẩu, làm giả, làm dối, mà vụ việc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh vừa gây ra tại BV đa khoa Hòa Bình là một ví dụ tiêu biểu, nhỡn tiền. Với những sự cố xảy ra ở những ngành khác, thì tổn thất cùng lắm chỉ là tiền bạc. Nhưng sự cố ở ngành Y, thì tổn thất chính là mạng sống của con người, một thứ mà không tiền bạc nào có thể mua được.

Chính vì vậy, mà việc xã hội hóa ngành y đòi hỏi phải kèm theo những chế tài đặc biệt nghiêm khắc. Và đặc biệt là phải có cơ chế chống lại lợi ích nhóm. Nếu không, thì những sự cố như ở Bệnh viện Hòa Bình sẽ còn xảy ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm