| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 04/04/2012 , 10:33 (GMT+7)

10:33 - 04/04/2012

“Lắm cha con khó lấy chồng”

Phát biểu của GS Nguyễn Lân Dũng rằng “dân ăn gì cũng sợ” chưa kịp lắng xuống thì nỗi lo khác lại ập đến: gạo nghi giả xuất hiện!

Mẫu gạo nghi ngờ đã bị làm giả
Phát biểu của GS Nguyễn Lân Dũng rằng “dân ăn gì cũng sợ” chưa kịp lắng xuống thì nỗi lo khác lại ập đến: gạo nghi giả xuất hiện!

>> Kiểm tra đại lý bị nghi bán gạo giả
>> Gạo nghi giả xuất hiện ở Hà Nội

Trước đây “gạo nilon” đã xuất hiện tại TP HCM, nhưng sau đó chìm đi và gần đây chuyện “lợn siêu nạc”; hoa quả nhiễm thuốc BVTV… đã khiến hàng triệu người dùng âu lo, thách thức ngay hai đạo luật vừa được thông qua: Luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Luật ATVSTP.

Sở dĩ gọi là thách thức vì những dấu hỏi to đùng nói trên không thể trả lời ngay, bởi đơn giản hai ngành nông nghiệp và y tế - là 2 ngành chủ yếu chịu trách nhiệm về vấn đề này, lại phải cầu viện đến ngành thứ 3 là khoa học công nghệ. Chỉ có bộ này với việc quản lý ba Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng mới đủ máy móc, cán bộ chuyên môn làm thật rõ các nghi vấn về chất lượng.

Vì thế mới rõ tại sao hai đạo luật quan trọng như thế vừa đưa vào thực thi đã không phát huy hiệu quả, mà lý do đúng như PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế, chỉ ra: Do không có cơ quan quản lý nhà nước duy nhất về thực phẩm!

Được biết việc “lắm cha con khó lấy chồng” này đã gây tranh cãi khi Quốc hội thảo luận Luật ATVSTP và cuối cùng phương án được thông qua, về mô hình tổ chức, vẫn giữ nguyên như Pháp lệnh ATVSTP. Tức là người tiêu dùng khi giở luật vẫn thấy quá rối: nào Bộ Công thương (quản lý năm ngành hàng), Bộ NN-PTNT (quản lý chín ngành hàng), Bộ Y tế (quản lý vài mặt hàng như thực phẩm chức năng), rồi Bộ KHCN, Bộ Công an phối hợp... Chính vì nhiều ngành quản lý như thế dẫn đến hệ luỵ khâu thì chồng chéo, khâu thì… bỏ ngỏ!

Trong khi đó ở các nước, khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm người dân chỉ “gõ” một cơ quan quản lý nhà nước duy nhất về thực phẩm, như ở Mỹ có Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng (thuộc Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm); ở Nhật là Cục An toàn thực phẩm (của Bộ Y tế)…

Vì thế biện pháp căn cơ sắp tới là cần quy quản lý nhà nước về VSATTP về một mối, kẻo lại xảy ra cảnh “lắm cha con khó lấy chồng”!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm