| Hotline: 0983.970.780

Làm dâu bây giờ có nhàn hạ không?

Thứ Bảy 28/05/2016 , 15:05 (GMT+7)

Tôi năm nay 29 tuổi, đã về làm dâu được 3 năm và đang sống vô cùng thoải mái dù là cùng nhà với bố mẹ chồng và một cô em chồng đỏng đảnh. Tất cả là vì cái miệng của tôi không phải dạng vừa đâu. 

Tôi xin kể ra đây một vài “bài cãi mẹ chồng” của tôi chia sẻ với chị em. 

Hôm đầu tiên về ra mắt nhà bạn trai, tôi không hề lăn xả vào lấy lòng bố mẹ chồng. Tôi ngồi như thể một vị khách đến thăm nhà. Mẹ chồng và em chồng nấu nướng xong, mời tôi thì tôi ngồi vào bàn. Sở dĩ tôi làm như vậy vì không muốn “mất giá” sớm. 

Lúc đó tôi mới chỉ là bạn gái, đâu đã phải là con dâu mà xông vào cơm cơm nước nước. Người yêu mời tôi về thăm nhà thì tôi về, mang theo quà đúng tiêu chuẩn. Ăn xong, tôi phụ giúp xếp bát cho có lệ, rồi để mặc em chồng rửa bát, cũng có phải nhiều nhặn gì đâu. Từ lúc đó tôi đã nghĩ, sau này nếu mình về làm dâu, mình lại phục vụ họ. Giờ cứ kệ cho họ phục vụ mình đã.

Ngày cưới, mẹ tôi nắm tay tôi trao cho chú rể với lời nói chém đinh chặt sắt: “Từ giờ phút này, mẹ giao con gái mẹ cho con. Con phải nhớ quan tâm và chăm sóc nó. Nếu có vấn đề gì ở nó thì con cứ mang đến trả mẹ, nhưng nếu vấn đề ở con, thì mẹ nhờ ông bà thông gia phân xử cho đúng”.

Chồng tôi lúc đó vâng vâng dạ dạ, còn mẹ chồng thì: “Chị cứ yên tâm, về tôi sẽ bảo ban thêm cháu”. Về sau, con dâu ghê gớm là tôi cứ căn cứ vào câu nói này để “chế ngự” mẹ chồng.

Chẳng hạn, khi tôi nấu cơm không được ngon, mẹ chồng chê: “Nấu cơm thế này thì ăn làm sao được?”. Tôi trả lời: “Con đã cố gắng lắm rồi đấy ạ! Mẹ không thấy ngon hơn hôm qua à?”. Mẹ chồng tôi bĩu môi: “Thịt thì mặn đắng mặn chát, rau thì xào nát”.

Tôi trả lời: “Ở nhà bố mẹ con toàn ăn thế này thôi. Bà nội con răng yếu, chỉ thích ăn gì mềm mềm. Con biết mẹ nấu ăn ngon, mai mẹ bảo ban thêm cho con để con nấu cho phù hợp khẩu vị nhà mình”.

Em chồng tôi lẩm bẩm “Dâu gì mà trả treo với cả mẹ chồng”. Tôi liền quay sang nạt “Chị nghe thấy rồi đấy nhé! Đừng có đâm chọc gây mất đoàn kết trong nhà”. Với cô em chồng nổi tiếng đáo để của tôi, tôi quyết phải “trị” cho ngay từ đầu. Lần nào em ấy lẩm bẩm hay nói gì, tôi đều “quạt” cho một trận để khỏi nói. 

Em ấy đi rêu rao khắp nơi tôi là chị dâu ghê gớm, cãi mẹ chồng, áp đảo chồng. Tôi phớt lờ, tôi chỉ cần sống cho bản thân, cần gì để ý con mắt người ngoài. Mọi người hỏi thăm mẹ chồng tôi xem thực hư thế nào, bà cũng chẳng kể ra được điểm gì xấu của tôi cả.

Tôi không thô lỗ, vô lễ. Đi làm về đều chào hỏi. Ngày lễ mua đủ đồ cúng bái, cuối tháng gửi mẹ chồng mấy triệu tiền tiêu. Việc nhà lười biếng một chút nhưng luôn lấy lý do đi làm về mệt, kêu ca công việc bận bù đầu, sếp khó tính, phải làm thêm... để mẹ chồng biết mà thông cảm cho. 

Mẹ chồng tôi rất hay nói: “Các chị bây giờ đi làm dâu sướng thật!”. Tôi cười nói “Ối, mẹ nói y hệ bà nội con bên kia. Bà cũng hay kêu ca mẹ con đi làm dâu sướng, chứ thời của bà phải dậy đập lúa từ 3 giờ sáng, sáng ra đồng làm tới giữa trưa mới được về, cơm còn ăn chả đủ no. Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, sau này có khi con dâu của con còn có cả robot giúp việc”. Mẹ chồng tôi chẳng nói được gì nữa.

(KTGĐ số 20)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm