| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Sâu dại ồ ạt tấn công cây cà phê

Thứ Năm 10/06/2010 , 10:40 (GMT+7)

Những ngày gần đây, một loại sâu không được xem là “lạ” đang ráo riết tấn công cây cà phê ở Lâm Đồng...

Loại sâu này không lạ nhưng việc tấn công cây cà phê là chuyện lạ

Những ngày gần đây, một loại sâu không được xem là “lạ” đang ráo riết tấn công cây cà phê ở Lâm Đồng khiến cho nhiều chủ vườn lo lắng. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê nhiều đứng thứ hai trong cả nước (sau Đăk Lăk).

Trong đó, Di Linh được xem là một trong những vùng cà phê trọng điểm của Lâm Đồng với khoảng trên 40.000ha trong tổng số 130.000ha của toàn tỉnh. Và, đây cũng là địa phương có diện tích cây cà phê bị sâu  tấn công cao nhất hiện nay ở Lâm Đồng.

Theo nhiều hộ nông dân ở huyện Di Linh, loài sâu này trước đây chỉ thấy xuất hiện trên một số loài cây dại và cây rừng chứ chưa bao giờ xuất hiện trên cây cà phê nói riêng và các loại cây trồng nông nghiệp nói chung (vì thế, người dân cho rằng đây là loài sâu không lạ). Thế nhưng, trong thời gian gần đây, loài “sâu dại” ấy đã ồ ạt tấn công cây cà phê và địa bàn bị tàn phá nhiều nhất là huyện Di Linh, rồi sau đó lan sang một số địa phương khác như Lâm Hà, Bảo Lâm, Đơn Dương…Qua theo dõi của nông dân, “sâu dại” tấn công cây cà phê bằng cách cắn phá lá non trước tiên, rồi sau đó ăn dần xuống lá bánh tẻ và tiếp tục cắn phá lá già. Nhiều vườn cà phê có mật độ sâu cao, chỉ sau một thời gian ngắn là cây chỉ còn trơ cành rồi chết dần.

Loài sâu này có sức ăn lá cà phê rất lớn – mỗi ngày “xơi” khoảng 3 đến 4 lá trưởng thành, còn đối với lá non thì nhiều hơn. Chính vì vậy mà chỉ trong vòng một tháng kể từ ngày chính thức phát hiện, toàn huyện Di Linh có đến 15ha cà phê bị gây hại. Ông Nguyễn Văn Dũng, một trong những nông dân ở xã Gia Hiệp (Di Linh) có vườn cà phê bị sâu tấn công, cho biết: “Sâu con chỉ cần ăn lá khoảng 4 – 5 ngày là to bằng đầu đũa sinh trưởng khá nhanh. Gia đình tôi ngày nào cũng phải huy động người bắt sâu nhưng không xuể”.

Ngay sau khi hay tin có sâu xuất hiện trên cây cà phê, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã tiến hành kiểm tra thực địa và bước đầu đưa ra nhận định: Đây là loại sâu ăn lá hại cà phê(?). Trong khi đó, theo kết quả giám định ban đầu của các chuyên gia Hungary tại Viện BVTV thì đây là loại côn trùng thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera, thuộc họ Sphingidae. Tuy nhiên, do đến nay vẫn chưa xác định được loài của nó nên cơ quan chức năng chưa thể đưa ra giải pháp đúng trong biện pháp phòng trừ. Do giá cả cà phê nhân trong thời gian gần đây khá bấp bênh nên không ít hộ nông dân tỏ ra không mấy mặn mà với cây cà phê mà bỏ bê, mặc cho…đất trời và sâu bọ!

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất