| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng siết lại các mã số vùng trồng

Thứ Ba 26/07/2022 , 08:45 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng rà soát, kiểm soát chặt hoạt động của các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhằm đảm bảo đúng loại cây trồng, diện tích và chủ thể.

Theo đề nghị của địa phương, năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng được Cục Bảo vệ thực (BVTV) vật cấp 72 mã số vùng trồng đối với 6 sản phẩm nông sản trên địa bàn 12 huyện, thành phố gồm chuối, thanh long, mít, chôm chôm, dưa hấu, xoài xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên vừa qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đã có công văn gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đề nghị huỷ 72 mã số vùng trồng này.

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện rà soát, kiểm tra để đề xuất Cục BVTV loại bỏ các mã số vùng trồng không đúng chủng loại cây trồng, đúng chủ thể và diện tích. Ảnh: Minh Hậu.

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện rà soát, kiểm tra để đề xuất Cục BVTV loại bỏ các mã số vùng trồng không đúng chủng loại cây trồng, đúng chủ thể và diện tích. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Vũ Bá Yêu, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho hay, thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện đã tổ chức rà soát diện tích và chủng loại cây trồng đối với các mã vùng trồng được cấp. Tuy nhiên, cây ăn trái như dưa thì hiện nay huyện không sản xuất, còn chôm chôm chỉ có một số nơi trồng rải rác, nhỏ lẻ. Các loại cây ăn trái như mít và xoài thì huyện Lâm Hà có diện tích trồng song quy mô, diện tích không đủ điều kiện cấp mã số.

Để đảm bảo việc cấp mã số vùng trồng đạt hiệu quả, đúng loại nông sản chủ lực, hiện nay ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà đang tổ chức rà soát về diện tích như cà phê, bơ, sầu riêng, chuối, thanh long để đề xuất cấp mã số vùng trồng. Theo ông Vũ Bá Yêu, khó khăn lớn nhất hiện nay của địa phương là người dân duy trì sản xuất diện tích nhỏ lẻ nên rất ít hộ đủ điều kiện.

Về vấn đề mã số vùng trồng, đại diện Phòng Kinh tế TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho rằng, Cục BVTV đã cấp mã số vùng trồng cho các loại cây ăn trái tại địa phương như mít, chuối, thanh long. Tuy nhiên các chủng loại cây trồng này ở địa phương rất ít, thậm chí không có. Do vậy, khi rà soát đã nảy sinh vấn đề đã có mã số vùng trồng được cấp nhưng không có chủ thể hoạt động, không đúng chủng loại.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đã đề xuất Cục BVTV cấp 1 mã số vùng trồng ớt chuông của HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phú (huyện Đức Trọng). Ảnh: Minh Hậu.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đã đề xuất Cục BVTV cấp 1 mã số vùng trồng ớt chuông của HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phú (huyện Đức Trọng). Ảnh: Minh Hậu.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, qua công tác rà soát, kiểm tra thực tế tại các địa phương thì trong số 72 mã số vùng trồng được cấp, có đến 47 mã số vùng trồng không có diện tích sản xuất, trường hợp mã số vùng trồng có diện tích sản xuất thì diện tích lại nhỏ lẻ, không đạt diện tích tối thiểu để cấp mã số vùng trồng theo quy định; 25 mã số vùng trồng có diện tích sản xuất đạt diện tích tối thiểu để cấp mã số vùng trồng nhưng không xác định được chủ thể.

Cùng với việc đề nghị Cục BVTV hủy 72 mã số vùng trồng trên, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng cũng tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở đóng gói và đề nghị hủy 1 mã số, thu hồi 2 mã số.

Theo đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đề nghị hủy mã số đóng gói VN-LDPH-001. Đây là mã số đã được cấp cho Cơ sở sản xuất - Kinh doanh hồng, chuối sấy Lê Tỵ có địa chỉ tại Thị trấn D'ran, (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng). Qua nắm bắt, kể từ khi được thanh lập đến nay, cơ sở này không có hoạt động đóng gói các loại hàng hóa được cấp như chôm chôm, nhãn, vải, dưa hấu, xoài, mít, thanh long do không có nhu cầu. Thay vào đó, cơ cở chỉ hoạt động sấy dẻo chuối, hồng để tiêu thụ thị trường nội địa, không xuất khẩu. Do vậy, cơ sở này không có nhu cầu nên đề nghị hủy mã số.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đề xuất Cục BVTV cấp mã số vùng trồng chuối Laba của HTX chuối Laba Banana Đạ K'Nàng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng). Ảnh: Minh Hậu.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đề xuất Cục BVTV cấp mã số vùng trồng chuối Laba của HTX chuối Laba Banana Đạ K'Nàng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng). Ảnh: Minh Hậu.

Đối với 2 mã số đóng gói là VN-LDPH-002 đã cấp cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Xuất nhập khẩu Phúc An Khang (huyện Di Linh, Lâm Đồng) và mã số VN-LDPH-005 cấp cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Bảo Tín (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng), Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đề nghị thu hồi do 2 doanh nghiệp này chưa có hoạt động đóng gói đối với các loại hàng hóa được cấp như chôm chôm, nhãn, vải, chuối, dưa hấu, xoài, mít, thanh long.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, để đảm bảo việc cung cấp mã số vùng trồng đúng chủng loại cây trồng, đúng chủ thể và diện tích, Chi cục đã tiến hành kiểm tra chặt chẽ các vùng trồng trên địa bàn tỉnh và đề xuất Cục BVTV cấp mã số cho vùng trồng sầu riêng của Công ty TNHH Long Thủy tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) và 1 vùng trồng chanh dây của Công ty TNHH Bảo Long tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đề xuất Cục BVTV cấp 1 mã số vùng trồng ớt chuông của HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phú (huyện Đức Trọng) và 1 vùng trồng chuối Laba của HTX chuối Laba Banana Đạ K'Nàng (huyện Đam Rông).

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm