| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Trên 700.000 người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

Thứ Sáu 06/12/2019 , 12:40 (GMT+7)

Theo ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, con số này chiếm 88% trong tổng số dân nông thôn của địa phương.

08-31-41_nh_1_nuoc_sch_lm_dong
Nguồn nước hợp vệ sinh làm thay đổi cuộc sống đồng bào vùng cao.

Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có địa bàn nhiều rừng núi, tỷ lệ dân nông thôn ở vùng sâu, vùng xa khá cao. Những năm gần đây, tỉnh này đã thực hiện nhiều giải pháp trong việc xây dựng công trình nước sạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
 

Công trình hoạt động có hiệu quả

Ông Phan Văn Hợi, Trưởng phòng Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng) cho biết, hiện nay địa phương có tổng cộng 243 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung. Trong đó, công trình hoạt động từ mức trung bình đến bền vững chiếm khoảng 55% và cung cấp nước cho hàng trăm nghìn người.

“Về cơ bản, các công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung hoạt động khá hiệu quả. Chúng tôi đang kiến nghị các cơ quan chức năng đầu tư xây dựng các thiết bị xử lý nguồn nước để tiếp tục nâng cao chất lượng nước cho người dân”, ông Hợi chia sẻ.

Ở Lâm Đồng, toàn bộ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đều do cấp huyện quản lý, khai thác và vận hành theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện và mô hình UBND cấp xã. Trong đó, đơn vị công lập cấp huyện có nhân sự đã qua đào tạo và có kinh phí để duy tu, sửa chữa công trình nên hoạt động hiệu quả hơn so với cấp xã.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện cơ chế thu hút đầu tư trong lĩnh vực nước sinh hoạt. Hiện Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Lộc Phát đang xây dựng nhà máy cấp nước Ghềnh Đá ở huyện Cát Tiên với tổng kinh phí giai đoạn 1 (2.000m3/ngày-đêm) khoảng 36 tỷ đồng. Công trình này khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết nguồn nước sinh hoạt cho người dân các xã Đức Phổ, Phước Cát 1, Gia Viễn… Ngoài ra nhiều doanh nghiệp khác đang triển khai dự án ở các huyện Đam Rông, Đức Trọng để đảm bảo nhu cầu nước hợp vệ sinh của người dân.
 

Xã hội hóa xây dựng, khai thác

Một cán bộ nông nghiệp cho hay, ngân sách địa phương hạn chế nên việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình nước sạch luôn gặp khó khăn. Chính điều này dẫn đến việc nhiều công trình xuống cấp hoặc rơi vào trạng thái hoạt động kém hiệu quả.

08-31-41_nh_2_nuoc_sch_lm_dong
Lâm Đồng đã xây dựng hệ thống nước sinh hoạt nông thôn và quản lý, khai thác hiệu quả.

Theo đánh giá, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 38 công trình hoạt động kém hiệu quả và 70 công trình không hoạt động. Những công trình này chủ yếu thuộc hạng mục giếng khoan và công trình nước tự chảy.

“Nguyên nhân tập trung ở yếu tố quản lý và nguồn vốn duy tu, sửa chữa. Trong bối cảnh này, tỉnh cần thực hiện mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư vào các công trình cấp nước sinh hoạt thì mọi việc mới hiệu quả”, một cán bộ nông nghiệp chia sẻ.

Lâm Đồng đang thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả địa bàn Lâm Đồng do Ngân hàng thế giới tài trợ. Đồng thời đẩy mạnh công tác nước sinh hoạt nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để huy động nguồn lực từ nhân dân.

Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh có khoảng trên 700 nghìn người được sử dụng nước hợp vệ sinh. Con số này chiếm 88% trong tổng số dân nông thôn của địa phương. Chúng tôi rất mong muốn được bố trí nguồn vốn để nâng tỉ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh, nước sạch cao hơn nữa”.

Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 243 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, tăng 6 công trình so với năm 2017. Trong số này có 59 công trình cấp nước tự chảy, 180 công trình giếng khoan và 4 công trình khác. Ngoài ra, có 24 xã đấu nối với 10 nhà máy nước của 5 công ty cấp nước tại các huyện, thành phố.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, giá nước sinh hoạt tại địa phương đang được thực hiện theo Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Trong đó, biểu thu cụ thể 2.700-2.775 đồng/m3 đối với nước tự chảy đạt tiêu chuẩn sạch; 2.250-2.340 đồng/m3 đối với nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh; 5.815-5.930 đồng/m3 đối với nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn nước sạch và 4.100-4.220 đồng/m3 đối với nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Đây là mức giá thấp hơn so với thực tế nên các đơn vị quản lý công trình rơi vào tình trạng thu không bù chi ảnh hưởng đến nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa công trình.

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.