| Hotline: 0983.970.780

Lạm dụng mỳ ăn liền gây đột quỵ, bệnh tim mạch

Thứ Ba 19/08/2014 , 08:20 (GMT+7)

Việc lạm dụng mì ăn liền có thể làm gia tăng bệnh trao đổi chất, tạo ra những thay đổi về chuyển hóa trong cơ thể, đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Không ai phủ nhận sự tiện lợi của mì ăn liền, vừa tiết kiệm thời gian cho con người lại là món ăn khoái khẩu nên được nhiều người ưa thích. Nhưng mặt trái của việc ăn nhiều mỳ ăn liền lại ít được quan tâm.

Đầu tháng 8 vừa qua, trên Tạp chí "Journal of Nutrition" của Mỹ đã đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Y khoa Harvard (HSPH) phát hiện thấy, việc lạm dụng mì ăn liền có thể làm gia tăng bệnh trao đổi chất, tạo ra những thay đổi về chuyển hóa trong cơ thể, đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Kết luận trên dựa vào nghiên cứu ở 11.000 phụ nữ Hàn Quốc, độ tuổi từ 19-64 có thói quen dùng thực đơn này, bởi đây là thực phẩm rất thông dụng với người dân ở xứ sở Kim Chi. Những người tình nguyện tham gia nghiên cứu trên được phân thành 2 nhóm, nhóm dùng mì ăn liền và nhóm kia dùng thực phẩm ăn nhanh.

Theo nghiên cứu, những phụ nữ có thói quen dùng mì ăn liền 2 lần tuần trở lên có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những người không ăn hoặc ăn ít mì ăn liền. Kể cả những người trẻ tuổi có trọng lượng cơ thể hợp lý và năng luyện tập.

Sở dĩ nghiên cứu được thực hiện từ Hàn Quốc là do quốc gia này có mức tiêu thụ mì ăn liền rất cao. Chỉ riêng năm 2010, người dân Hàn Quốc đã ngốn hết 3,4 tỷ gói mì ăn liền các loại. Cũng qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, những người càng lạm dụng thực phẩm này thì nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) lại càng cao, bất kể trọng lượng cơ thể, tần suất hoạt động thể chất.

Và do mắc hội chứng chuyển hóa nên người trong cuộc dễ phát bệnh cao huyết áp, gia tăng đường huyết và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Lý do, mì ăn liền có chứa hàm lượng muối, mỡ bão hòa và phụ tải glycemic cao nên gây bất lợi cho sức khỏe.

Theo tiến sĩ Hyun Shin, đồng tác giả nghiên cứu nói trên thì riêng đàn ông do có đồng hồ sinh học cơ thể khác với phụ nữ, nên hiệu ứng này giống như hormone giới tính cũng như các đặc tính về chuyển hóa nên hiệu ứng bất lợi của mì ăn liền cũng thấp hơn so với phụ nữ.

Ngoài mì ăn liền, nhóm thực phẩm chế sẵn cũng có chứa lượng đường, muối cao nên dùng lâu dài sẽ không có lợi cho sức khỏe. Với phát hiện mới kể trên, giới ẩm thực khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều mì ăn liền và thực phẩm chế biến quá kỹ, hạn chế ăn hàng ngày mà chỉ ăn một lượng nhỏ, nên trộn với rau xanh và các loại thực phẩm nguyên chất khác.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất