| Hotline: 0983.970.780

Quản lý cửa hàng trái cây an toàn:

Làm được nhiều và tâm tư cũng lắm

Thứ Ba 13/11/2018 , 08:01 (GMT+7)

Những loại trái trước khi được đưa vào bán đều được Ikonfood yêu cầu nhà sản xuất phải test các mẫu đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Tự thị sát nguồn hàng

Trái cây Ikonfood có đặc sản các vùng miền với trọng tâm ở miền Tây, miền Nam là chính, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích hay chất bảo quản, các quy trình trồng và chăm sóc hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ vi sinh.

11-06-28_nh_cu_hng_tri_cy_4
Địa chỉ duy nhất của Ikonfood tại Hà Nội

Các mặt hàng cũng rất đa dạng, phong phú như cam xoàn, quýt đường Lai Vung, xoài Cát Chu Đồng Tháp, bưởi da xanh Bến Tre, sầu riêng Cần Thơ và Tiền Giang, ổi nữ hoàng Cần Thơ, vú sữa, bơ, hồng Hậu Giang, chôm chôm, hồng xiêm Tiền Giang.

Ngoài ra, cửa hàng cũng đang thu mua và bán ra thị trường ổi của HTX Khánh Phong, cam Cao Phong (Hòa Bình) đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, đang làm tem cho chuối ngự Đại Hoàng (Hà Nam).

Cũng giống Biggreen, khi truy xuất vào mã truy xuất của Ikonfood có thể biết được trái ấy được truy xuất và trồng theo quy trình như thế nào, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.

Để kiểm soát và đảm bảo chất lượng các mặt hàng trái cây, ngoài việc hướng dẫn và yêu cầu nhà sản xuất phải đảm bảo các tiêu chí chất lượng vệ sinh ATTP, nói không với chất bảo quản thì Ikonfood thường xuyên tự túc chi phí đi khắp các tỉnh miền Tây từ TP.HCM đến Đồng Nai, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng... để tham quan và sát thực hơn quy trình sản xuất của các hộ nông dân tại đây.

“Năm nào mình cũng bất ngờ xuống thăm nông dân xem họ bón như nào, nói chuyện, hỏi trực tiếp luôn. Trong quá trình tiếp xúc nông dân nói họ không sử dụng bất kì thuốc bảo vệ thực vật và chủ yếu sử dụng phân hữu cơ vi sinh”, chị Nguyễn Thị Phương Hoa, chủ cửa hàng Ikonfood chia sẻ.

11-06-28_nh_cu_hng_tri_cy_6
Chị Nguyễn Thị Phương Hoa, chủ cửa hàng Ikonfood

Theo chị Hoa, cửa hàng cung ứng cho nhu cầu của người dân trong quận và bán lẻ cho một số cửa hàng đơn vị ở các tỉnh. Lượng khách đến với Ikonfood cũng khá đông, trung bình mỗi ngày xuất ra thị trường vài tấn trái cây các loại.

Nếu Biggreen có hệ thống các cửa hàng trên địa bàn các quận ở Hà Nội thì Ikonfood chỉ có cửa hàng duy nhất tại 234 Khương Đình, Thanh Xuân. Phần vì cửa hàng mới đi vào kinh doanh nên kinh tế chưa có nhiều, cũng phần vì chủ cửa hàng muốn trực tiếp làm để chỉ đạo kiểm soát được đầu vào tại cửa hàng.

Chủ yếu kinh doanh trái cây sạch, nên người tiêu dùng đánh giá rất tích cực, rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của cửa hàng Ikonfood, đôi khi một số trái cây dễ hỏng do không sử dụng chất bảo quản thì cũng có người phản hồi không hài lòng nhưng sau đó vẫn mua.

Chị Thu Phương (Hoàng Cầu, Đống Đa) là khách quen của cửa hàng cho biết: “Ăn xong trái cây của Ikonfoor rồi sẽ không thể nào quên được vì nó để lại một điều gì đó rất là thích ở vị đằng sau, sản phẩm luôn đạt chất lượng cao. Tôi rất mong có nhiều cửa hàng như thế này hơn nữa, để những người tiêu dùng như chúng tôi được sử dụng đồ sạch, chất lượng. Và những sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ không có cơ hội lưu hành”.
 

Những điểm khó

Khi được hỏi về hiệu quả của Đề án đối với cửa hàng trong quá trình kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chị Nguyễn Thị Phương Hoa, chủ cửa hàng Ikonfood phấn khởi chia sẻ: “Mình rất hoan nghênh thành phố Hà Nội đã đưa ra được một đề án rất hay tại thời điểm này. Đề án này ra đời thật sự có ý nghĩa rất tích cực. Chính vì có đề án này mà nhiều người kinh doanh mới nghĩ tới việc trái cây phải xuất xứ rõ ràng nguồn gốc. Người tiêu dùng khi thưởng thức trái cây sẽ biết ngay trái cây này xuất xứ từ đâu, phân bón như nào, có độc hại hay không để người ta yên tâm sử dụng.

11-06-28_nh_cu_hng_tri_cy_6b
Chị Phương Hoa dán tem QRcode cho sản phẩm

Đề án là một hướng đi rất mới và hay, mình nghĩ nên triển khai tiếp tục trong nhiều năm tới nữa là gần như tất cả các cửa hàng trái cây trong và ngoài nước. Không chỉ trái cây mà tất cả các loại nông sản đều phải được truy xuất để người tiêu dùng tin tưởng đơn vị sản xuất và yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Nhà kinh doanh cũng yên tâm hơn khi các mẫu sản phẩm được đảm bảo tiêu chuẩn”.

Thật ra trong kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thì khó khăn lúc nào cũng có, ở mỗi giai đoạn sẽ có những khó khăn nhất định. Những khó khăn khi đi vào hiện thực của Đề án thí điểm, theo chủ cửa hàng Biggreen, đó là muốn nâng cao công tác chất lượng cũng như quản lý về nguồn gốc sản phẩm thì đó cũng là một khó khăn.

“Bên cạnh đó, những nơi sản xuất hay những nhóm hộ gia đình vẫn còn hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, khi mình yêu cầu phải sản xuất theo những quy trình an toàn như VietGAP, GlobalGAP, hay hữu cơ thì họ rất khó chấp nhận.

Đặc biệt, với một số chứng nhận cần phải có kinh phí, ví như chứng nhận VietGAP phải có kinh phí phân tích mẫu, kinh phí để xây dựng chương trình quản lý chất lượng thì người ta cũng không muốn bỏ ra hoặc thậm chí không đủ kinh phí để làm. Do đó, việc quản lý chất lượng cũng khó khăn. Để đi tìm những nơi kí hợp đồng thu mua, liên kết sản xuất cũng khó khăn.

11-06-28_nh_cu_hng_tri_cy_5c
Mặt hàng trái cây có tem truy xuất nguồn gốc được bán tại Ikonfood

“Mình rất mong các cơ quan trong ngành nông nghiệp hỗ trợ cho nông dân những chứng nhận VietGAP, GlobalGAP để cho họ có có điều kiện sản xuất tốt hơn, giảm được khó khăn, kinh phí ban đầu”, ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam nhấn mạnh.

Còn với Ikonfood thì khó khăn khi hoạt động theo Đề án này là các sản phẩm hoa quả của cửa hàng đòi hỏi yêu cầu nhà sản xuất phải đáp ứng các chỉ tiêu bảo đảm ATTP thì mới nhập hàng.

Bên cạnh đó, trái cây sạch, không có chất bảo quản có nhược điểm lớn là rất dễ bị hỏng, để ngoài vài ngày là sẽ không dùng được nữa, nên cửa hàng luôn phải bật điều hòa đủ để đảm bảo điều kiện nhiệt độ cho trái cây đảm bảo tránh bị hỏng. Để sản xuất những trái cây sạch thì người sản xuất và người kinh doanh đều rất vất vả.

Một vấn đề nữa là do không sử dụng chất kích thích, chất bảo quản, sản xuất theo hữu cơ, tự nhiên nên đôi khi sản phẩm chưa được đồng đều. Ví như sầu riêng nếu để chín tự nhiên, thì chỉ chín được 20 – 30%, nhiều quả, bị sượng, hoặc chất lượng múi ngon ngọt không đồng đều trong cùng một quả.

Chị Hoa chia sẻ: “Có lúc mình phải bù lỗ cho khách vì hàng bị hỏng nhưng vì đam mê nông nghiệp sạch nên mình lại tiếp tục, thấy người dân muốn sử dụng sản phẩm sạch, hỏi mua mình lại cố gắng tiêp tục chứ nhiều lúc thấy rất vất vả”.

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất