| Hotline: 0983.970.780

Làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam vận tốc 350km/h: Nền kinh tế chưa chịu được?

Chủ Nhật 21/07/2019 , 07:05 (GMT+7)

Chia sẻ với KT&GĐ về hai phương án đường sắt cao tốc “chênh nhau 32 tỷ USD”, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng “hai phương án khác nhau sẽ cho ra hai đáp án khác nhau”.

Phương án mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là để làm đường sắt cao tốc ngay, tuy nhiên việc đầu tư như thế quá lớn, nền kinh tế chưa chịu được.

08-37-24_ts_thuy1
Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy.

Mới đây, Bộ KH-ĐT trình Thủ tướng phương án thực hiện dự án đường sắt cao tốc trục Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư dự án này chỉ khoảng 26 tỷ USD, thấp hơn một nửa so với phương án Bộ Giao thông - Vận tải đưa ra trước đó là 58,7 tỷ USD. Cơ quan ngành kế hoạch dẫn tính toán, nghiên cứu của các chuyên gia Hà Lan và Đức, nếu điều chỉnh hướng tuyến, giảm chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao thì tổng mức đầu tư sẽ tiếp tục giảm. Từng có nhiều năm nghiên cứu, gắn bó với ngành giao thông, ông có thể lý giải vì sao lại có sự vênh tới 32 tỷ USD?

Tôi phải khẳng định đây là hai phương án khác nhau, vì thế sẽ ra hai “đáp số” khác nhau. Không phải ông này vống lên ông kia ít đâu. Mà 200km/h nó khác với 300-400km/h. 200km sẽ khác từ độ bền vững, đầu máy, toa xe, thiết bị điều khiển điều hành sẽ khác tức là công nghệ thấp hơn thì giá thấp hơn.

Ví dụ riêng một toa xe (chưa đề cập đến đầu máy) thì đã cho ra hai phương án khác nhau rồi. Toa xe với tốc độ 300-400km/h đã phải dùng thép khác, kết cấu khác, ổ bi khác và dùng công nghệ điều khiển khác đắt hơn nhiều. Còn toa xe 150- 200km/h hoặc toa xe hiện nay 45km/h thì rất ít tiền….

Ta phải nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn kỹ thuật cụ thể như thế. Nhưng tôi cho rằng 26 tỷ USD không làm được tuyến ấy. Vì tuyến đường bộ Bắc Nam chúng ta đang triển khai đã hơn 10 tỷ USD rồi mà đường sắt 26 tỷ là không làm được.

Theo đó, phương án 200 km/h thì tiền thấp hơn nhiều so với phương án 350 km mà Bộ GT- VT đã đề xuất, tiến tới 400- 500km/h ngang với Nhật trong tương lai thì sẽ đắt hơn rất nhiều từ các thiệt bị, công nghệ, các hệ thống điều khiển, tự động hóa rồi kể cả vấn đề hạ tầng.

Tất nhiên, đó cũng chỉ là hai phương án, quyết định cuối cùng còn phải qua nhiều cơ quan thẩm định từ Chính phủ cho đến Quốc hội.

tu-co-toc161538251
Ảnh minh họa.

Với lý do mà Bộ KH-ĐT đưa ra phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ tối đa 200 km/h “là phù hợp, giảm chi phí đầu tư xã hội. Việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ 350 km/h chỉ để chở khách mà không phục vụ vận tải hàng hóa là quá dư thừa và lãng phí", theo ông có đủ tính thuyết phục hay không?

Nếu Bộ KH- ĐT coi tuyến đó là tuyến chung chuyển giữa đường sắt hiện nay với đường sắt cao tốc trong tương lai thì rất ủng hộ. Theo đó, phương án tối ưu là nâng cấp tuyến đường sắt cũ để chở hàng hóa và đầu tư mới một tuyến đường sắt tốc độ cao chuyên chở khách. Tức là từ nay đến năm 2020, thậm chí 2040 thì tuyến cao tốc Bắc Nam mới xong, trước khi làm tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, ta chưa điện khí hóa ngay mà làm tuyến trung gian với khoản chi 26 tỷ đô la cho đầu máy diesel chạy với tốc độ 150-200km/h. Sau khi có cái đó rồi mình nâng cấp tiếp chỉ cần khoảng 30 tỷ USD nữa thôi thì làm được đường cao tốc như Nhật Bản.

Nghĩa là chúng ta chia ra 2 giai đoạn đầu tư: giai đoạn đầu đầu tư trên 20 tỷ đô la để tuyến đường sắt hiện tại đỡ khó khăn; giai đoạn sau làm theo cách cuốn chiếu đầu tư 30 tỷ nữa là hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam với vận tốc 300- 400km/h. Nếu Bộ KH-ĐT làm theo hướng đó tôi cho rằng là tốt. Bộ GTVT muốn làm ngay đường cao tốc làm một mạch luôn. Tôi nghĩ rằng việc đầu tư như thế quá lớn, nền kinh tế chưa chịu được đâu.

Xin cảm ơn ông!

Trong tờ trình gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị phương án lựa chọn thực hiện dự án này theo kịch bản với tổng chiều dài gần 1.600 km, khổ đường trên 1,43 m và gồm 24 ga.

Trong số này có 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 ga depo, 42 ga cơ sở bảo trì hạ tầng. Tốc độ thiết kế của tuyến đường sắt cao tốc này là 350 km/h và tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD (trên 1,35 triệu tỷ đồng). Nguồn vốn để làm dự án gồm hơn 1,08 triệu tỷ đồng (80% vốn) từ ngân sách, vốn tư nhân gần 269.000 tỷ đồng (20%).

Ngoài ngân sách trung ương, Bộ Giao thông cũng tính tới việc huy động ngân sách địa phương để làm dự án.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm