| Hotline: 0983.970.780

Làm gì để giảm gạo bạc bụng?

Thứ Ba 07/09/2010 , 09:35 (GMT+7)

Hạt gạo bị bạc bụng làm giảm giá trị XK rõ. Và tại ĐBSCL tỷ lệ gạo bị bạc bụng ngày càng cao. NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Trần Thanh Sơn, ĐH An Giang xung quanh vấn đề này.

Tiến sĩ Trần Thanh Sơn, Trường Đại học An Giang

Hạt gạo bị bạc bụng làm giảm giá trị XK rõ. Và tại ĐBSCL tỷ lệ gạo bị bạc bụng ngày càng cao. NNVN đã có cuộc trao đổi với TS Trần Thanh Sơn (ảnh), ĐH An Giang xung quanh vấn đề này.

Nhiều nông dân cho rằng gần đây chất lượng lúa gạo HT và cả ĐX giảm đi nhiều, đặc biệt tỷ lệ hạt gạo bị bạc bụng ngày càng nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân?

Gạo bạc bụng tuy chỉ là vấn đề hình thức nhưng XK thì khó được chấp nhận. Ngoài ra, bạc bụng còn liên quan đến các chỉ tiêu khác như cơm mềm hay cứng khi để nguội. Vấn đề này một phần là do các giống lúa di truyền. Môi trường, kỹ thuật canh tác khác nhau cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt gạo bị bạc bụng.

Yếu tố phân bón có đóng vai trò gì không?

Qua nghiên cứu của chúng tôi, bón lân và kali cho cây lúa với liều lượng khác nhau cũng ảnh hưởng đến độ bạc bụng. Thí nghiệm ở vùng đất nhiễm phèn của tỉnh An Giang cho thấy, bón lân thì tỷ lệ gạo bị bạc bụng sẽ thấp hơn so với dùng các loại phân khác. Vì vậy mỗi vùng trồng lúa nên lập công thức bón phân cho phù hợp.

Còn phương pháp tưới nước thì sao, thưa ông?

Vấn đề nước tưới cũng là yếu tố làm hạt gạo bị bạc bụng. Cần cân đối lượng nước trên đồng ruộng cho phù hợp, không nên để xảy ra tình trạng thừa nước hay thiếu nước. Cây lúa từ khi xuống giống đến 60- 70 ngày tuổi nước vừa đủ ngập thì tỷ lệ gạo bạc bụng rất thấp, nếu giai đoạn này thiếu nước hoặc gặp thời tiết khô hạn tỷ lệ gạo bị bạc bụng rất cao.

Cấu trúc hạt gạo hình thành từ quá trình quang hợp, từ nước và từ CO2 của khí trời tổng hợp thành cacbonat hữu cơ. Quá trình phát triển có những giai đọan cây lúa cần nhiều nước hay ít nước, nếu tác động không đúng sẽ làm lệch sự sinh trưởng của cây lúa, gây trở ngại đến phẩm chất hạt gạo sau này. Nếu quá trình hình thành tinh bột của hạt lúa không suôn sẻ thường để lại trên hạt gạo những vết trắng.

 Vậy có thể rút ra kết luận gì để khuyến cáo nông dân canh tác lúa nhằm giảm tỷ lệ hạt gạo bị bạc bụng?

Như đã nói có rất nhiều yếu tố làm hạt gạo bị bạc bụng, nhưng chúng tôi chỉ mới nghiên cứu những yếu tố tác động lớn nhất là phân bón và nước tưới trong phạm vi tỉnh An Giang. Chúng ta cần bón phân cân đối, bón đúng, bón vừa phải trong những giai đoạn cần thiết nhất đối với cây lúa. Chú ý bón lân, kali là hai yếu tố lớn ảnh hưởng tỷ lệ bạc bụng của hạt gạo sau này. Thứ hai bón đúng giai đoạn lúa đẻ nhánh và bón thúc khi lúa làm đòng.

Đối với đất lúa ở ĐBSCL, mỗi vùng cần lập công thức bón phân thích hợp. Về lâu dài mỗi vùng nên hình thành bản đồ phân bón, đất đai. Khi khuyến cáo sẽ khuyến cáo từng vùng SX với những công thức khác nhau.

Về thị trường XK gạo, ông có ý kiến gì thêm?

Gạo Việt Nam XK cho nhiều thị trường, khi XK gạo cần quy hoạch SX hoặc phân ra từng loại gạo để XK. Có những thị trường dễ tính thì ta bán gạo cấp thấp, trong đó tỷ lệ gạo bạc bụng chiếm tỷ lệ cao, còn những thị trường khó tính cần chọn mặt hàng gạo chất lượng cao không bị bạc bụng để xuất. Tình trạng chung của các DNXK hiện nay là khi mua lúa về đổ chung vào mà không phân theo từng giống. Chính điều này biến gạo Việt Nam thanh thứ gạo...chợ.

Xin cảm ơn ông!

CÁC CHUYÊN GIA NÓI GÌ?

ThS Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KNKN Kiên Giang:

Chất lượng gạo cao hay thấp chủ yếu là do giống. Những năm qua, lúa gạo phẩm cấp thấp chiếm tỷ lệ cao là do nhiều giống lúa hạt ngắn, bạc bụng vẫn được nông dân trồng với diện tích khá lớn. Chẳng hạn, giống lúa IR 50404 hằng năm vẫn chiếm từ 15-20% cơ cấu giống lúa, thậm chí một số vụ còn cao hơn. Hiện kỹ thuật canh tác lúa của nông dân ĐBSCL tương đối tốt nên yếu tố còn lại ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo là do thời tiết mùa vụ.

Vụ ĐX trời nắng nhiều, nhất là giai đoạn cây lúa trổ, chín nên việc chuyển hóa của hạt gạo tốt hơn, chất lượng gạo cao hơn. Ngay cả tỷ lệ bạc bụng của hạt gạo vụ này cũng thấp hơn. Trong khi đó, vụ HT thường có mưa bão, độ ẩm không khí cao ảnh hưởng lớn đến quá trinh sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Quá trình chuyển hóa của hạt gạo diễn ra chậm hơn nên chất lượng gạo thấp và tỷ lệ gạo bạc bụng cũng nhiều hơn hẳn.

TS Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang:

Xét về mặt di truyền, các giống lúa ít bị thay đổi trong quá trình canh tác, nhất là đối với các giống lúa thuần. Tuy nhiên, quá trình canh tác lại ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo. Chẳng hạn, ở những vùng đất phèn, đất mới khai hoang hay đất bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa từ đó tác động đến chất lượng gạo. Cây lúa thiếu dinh dưỡng, hạt gạo vào mẩy không đủ no nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy bể nhiều hơn, làm giảm chất lượng.

Việc bón phân không cân đối, nhất là bón thừa đạm cũng làm cho chất lượng hạt gạo giảm. Nghiên cứu cho thấy, cây lúa được bón phân kali hoặc phân hữu cơ sẽ cho chất lượng gạo tốt hơn bón phân hóa học. Khâu thu hoạch và sau thu hoạch cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt gạo. Thời gian gần đây, một số nơi nông dân thay vì gieo sạ vụ mới thì để lúa tái sinh (lúa chét). Làm lúa tái sinh có ưu thế là thời gian ngắn, chi phí ít hơn nhưng hạt lúa thường nhỏ hơn và chất lượng gạo cũng kém.

Đ.T.CHÁNH (ghi)

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm