| Hotline: 0983.970.780

Làm gì để tránh vấp ngã?

Thứ Sáu 20/08/2010 , 08:41 (GMT+7)

Để tránh vấp ngã dẫn đến hệ lụy đau lòng, ngoài sự nỗ lực của người lao động xa quê, còn cần lắm những trợ giúp tích cực từ cộng đồng, chủ lao động, chính quyền địa phương...

Giờ tan ca của lao động tại KCX Linh Trung
Để tránh vấp ngã dẫn đến hệ lụy đau lòng, ngoài sự nỗ lực của người lao động xa quê, còn cần lắm những trợ giúp tích cực từ cộng đồng, chủ lao động, chính quyền địa phương...

>> Vì sao nhà tuyển dụng ''ngán''?
>> Lao động ly hương: Vấp ngã & hệ lụy

Chuẩn bị tốt hành trang

Ông Lê Văn Mới, Trưởng phòng LĐ -TB & XH huyện Dỹ An (Bình Dương), cho biết huyện này có hai KCN và 6 CCN với sự góp mặt của hơn một ngàn doanh nghiệp, thu hút khoảng 100 ngàn lao động, trong đó có tới 80 - 90% trong tổng số lao động từ các tỉnh khác đến. Công việc tại các Cty không đòi hỏi người lao động có trình độ văn hóa cũng như tay nghề cao, thậm chí nhiều Cty tuyển lao động không có tay nghề rồi đào tạo cho họ. Trong số đó, đa phần người lao động đều có quyết tâm, chịu khó làm ăn, chỉ có số ít là không đứng vững trước những cám dỗ nên mới lao vào con đường phạm tội.

Cô H (đề nghị được giấu tên), giáo viên tiểu học ở Dĩ An chỉ ra rằng, hành trang của người lao động ở nông thôn đi làm việc ở các thành phố lớn còn đang rất ít, đặc biệt là về pháp luật. Cần hơn nữa sự quan tâm của gia đình, sự giáo dục từ trong ghế nhà trường cũng như từ chính quyền cơ sở.

Trong vụ án các công nhân nữ đập phá Cty Hung WaH (KCN Sóng Thần) để đòi tăng lương giảm giờ làm, khi được hỏi về hành vi của mình, Vũ Thị X (người lôi kéo, xúi giục) hồn nhiên trả lời: “Em tưởng làm như vậy thì Cty sẽ sợ hỏng tài sản mà tăng lương, chứ không biết làm như vậy thì sẽ bị đi tù”. Bản thân X. cũng mới học đến lớp 3.

Có nhiều trường hợp sau khi phạm tội đều thừa nhận rằng mình chưa được biết đến Luật Lao động, không hiểu biết pháp luật nên đã hành động nông nổi. Thậm chí, có người bị cáo còn nói là do ham vui, nghe bạn bè rủ rê thì làm theo như vậy.

Ba đối tượng: Nguyễn Phương Chung (Thanh Chương, Nghệ An), Nguyễn Văn Lãm (Hoài Đức, Hà Nội) và Nguyễn Phi Long (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã bị công an huyện Dĩ An bắt giữ vì tội trộm cắp tài sản. Thủ đoạn của ba tên này là dùng kìm cộng lực, mỏ lết bẻ khóa lẻn vào phòng trọ của người bị hại trộm cắp tài sản trong phòng như tivi, đầu đĩa, máy tính… Bản thân Lãm mới học đến lớp 4, còn Chung và Long mới tốt nghiệp trung học cơ sở.

Qua các vụ án cũng nhận thấy một điều là "tính đoàn kết" của các công nhân cùng quê tại các Cty rất cao. Vì vậy, khi có xích mích thì có hàng chục người cùng quê tham gia vào, hoặc dẫn đến tình trạng bao che, không tố giác tội phạm. Như trong vụ án “3 ngày thực hiện 11 vụ chiếm đoạt tài sản” do Hoàng Văn Bá (Đô Lương, Nghệ An) tổ chức thì các đối tượng Võ Văn Quyền (Nam Đàn, Nghệ An), Nguyễn Thái Trung (Thạch Hà, Hà Tĩnh)... có biết việc đi cướp tài sản nhưng lại không khai báo mà cố tình che giấu nên đã phạm vào tội “không tố giác tội phạm”.

"Công tác quản lí cần phải thắt chặt để kiểm soát tình trạng những thanh thiếu niên chưa đến tuổi lao động vẫn làm việc tại các Cty, xí nghiệp; bởi các em còn quá nhỏ tuổi, chưa đủ sức khỏe cũng như ý chí để đề kháng trước những thách thức và cám dỗ của cuộc sống”, cô H. nêu ra giải pháp để hạn chế tình trạng phạm tội của người lao động.

Cần có ước mơ

Vừa làm công nhân tại Cty Shang One Việt Nam (KCN Sóng Thần), Nguyễn Thị Mơ (Quảng Bình) còn theo học tại trường trung cấp nghề huyện Dĩ An. Mơ chia sẻ: “Em muốn nâng cao trình độ văn hóa của mình, hi vọng việc học tập sẽ giúp cho em sau này sẽ tìm được một công việc thật tốt, ổn định hơn để có một cuộc sống đỡ vất vả”.

Sáng, 6h30 dậy đi làm. Chiều, 16h30 về nhà trọ, đi chợ, nấu ăn. 17h30, đạp xe đến trường. Tối, 21h về đến phòng trọ. Đó là lịch làm việc trong một ngày của Mơ, tuy hết sức vất vả nhưng cô vẫn luôn cố gắng hết sức để làm được những điều mình mơ ước.

Cuộc sống cũng mỉm cười đối với những cố gắng không biết mệt mỏi của Mạnh Hùng (Thái Bình), vừa làm công nhân tại một Cty chuyên làm đế giày tại KCN Sóng Thần, Hùng vừa ôn thi và thi đậu vào trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. “Ngày xưa vì hoàn cảnh gia đình mà em không học lên được, giờ thì em có thể thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của mình rồi”, Hùng chia sẻ.

Ước mơ của Hùng là trở thành một kĩ sư nông lâm, rồi sau này về quê, góp sức mình xây dựng quê hương giàu đẹp. Sau những giờ đứng máy trong Cty, Hùng lại miệt mài với từng con chữ để biến ước mơ của mình thành hiện thực.

Lê Đình Dương (Diễn Châu, Nghệ An) lại chọn cho mình một hướng đi khác. Sau khi tích góp được một số tiền trong thời gian làm công nhân, Dương quyết định đi học bằng lái xe ô tô để làm công việc mà mình vẫn yêu thích. Vừa đi làm, Dương tranh thủ xin đi học bằng lái xe vào những ngày cuối tuần, cậu tính toán: “Việc học cũng phải kéo dài đến gần nửa năm, số tiền gần 10 triệu đồng em tích góp được bấy lâu nay cũng đủ, chỉ mong sau này em lấy được bằng lái rồi thì có thể có được một chỗ lái xe thật tốt để kiếm tiền”.

Kiến thức văn hóa tuy còn hạn chế, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở mỗi người lao động xa quê đều có những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹp. Hơn ai hết, chính bản thân những người lao động mong muốn bản thân có được sự yên bình, kiếm được những đồng tiền bằng chính sức lực của mình.

Những ước mơ của người lao động vẫn cứ tiếp tục cháy và bùng lên nếu như có nhiều hơn nữa sự quan tâm của cộng đồng. (Hết)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm