| Hotline: 0983.970.780

Làm gì khi máu nhiễm mỡ?

Thứ Bảy 30/09/2017 , 13:15 (GMT+7)

Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp

18-10-02_tr42

Ở điều kiện sinh lý bình thường, cholesterol là thành phần không thể thiếu được của cơ thể, với nhiều chức năng quan trọng như: tạo nên màng tế bào, tạo các hoóc-môn và axít mật, là thành phần của các chất béo do gan tạo nên, được hấp thu một phần trực tiếp từ thịt, cá, trứng, sữa… Cholesterol không tự hòa tan được trong máu, cũng như không tự di chuyển trong hệ tuần hoàn mà di chuyển nhờ một chất khác với tên gọi là lipoprotein. Có hai loại cholesterol quan trọng nhất là high-density-lipoproteins (HDL) và low-density-lipoproteiens (LDL). LDL cholesterol còn gọi là cholesterol xấu. LDL trong máu tăng cao gây ra bệnh xơ vữa động mạch, gây hẹp, tắc động mạch vành nuôi tim, khiến ta bị nhồi máu cơ tim và tắc các mạch máu ở não gây ra tai biến gọi là đột quỵ.

Về nguyên nhân gây nên mỡ cao trong máu, các nhà khoa học thấy rằng có liên quan mật thiết đến chế độ ăn có nhiều cholesterol, nhất là mỡ động vật, thịt có màu đỏ như: thịt bò; các loại hải sản: tôm, cua; lòng heo, lòng bò, óc, trứng... Bệnh còn do yếu tố di truyền trong gia đình, do một số bệnh rối loạn về chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thiếu vận động…

Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như: tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể... dẫn đến cao huyết áp.

Bên cạnh đó, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm cao huyết áp. Bản thân cao huyết áp lại làm tổn thương nội mô mạch máu, các LDL dư thừa trong máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm nặng hơn tình trạng xơ vữa. Cao huyết áp dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, suy thận, tổn thương động mạch mắt gây mù lòa, tai biến mạch máu não..

Máu nhiễm mỡ diễn biến âm thầm. Khi có dấu hiệu và biểu hiện nghĩ đến bị mỡ máu cao, tức là đã có biến chứng, khi đó thường có một số dấu hiệu nhận biết như:

Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ, khó thở có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực, có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

Có dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi tự nhiên; buồn nôn đau đầu, choáng hoa mắt bứt rứt trong người; thở ngắn hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút; cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Một số trường hợp có ban vàng dưới da: da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực… to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.

Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc. Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như: rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… đặc biệt là nên ãn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.

- Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

- Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khỏe và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như: cá, đậu phụ, đỗ tương.

- Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dầu ngô.

18-10-02_tr43

Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một.

Trước tiên là thay đổi thói quen dùng những thức ăn chứa nhiều cholesterol, bằng cách loại bỏ lòng đỏ trứng, mỡ heo, cơ quan nội tạng, giảm những loại thịt trong chế độ ăn; dùng những thực phẩm thay thế cho mỡ heo, cho bơ như: dùng dầu thực vật; sữa không kem thay cho sữa toàn phần, lòng trắng trứng thay cho nguyên trứng.

Giai đoạn tiếp theo là giảm dần dần số lượng trong chế độ ăn, nên giảm dần xuống còn không quá 170 - 230g thịt/ngày, hay giảm phân nửa. Trong giai đoạn này, cần giảm hơn nữa mỡ và những sản phẩm của dầu mỡ như phô mai chẳng hạn, cần chuyển dần từ thịt sang ngũ cốc, quả đậu, rau cải và trái cây; phương pháp nấu nướng cũng cần thay đổi, chuyển từ chiên, xào sang nấu, hấp, luộc.

Giai đoạn sau cùng là sử dụng chế độ ăn mới gần như hoàn toàn, cholesterol thức ăn giảm tới mức còn 100mg ngày, mỡ bão hòa giảm còn 5 - 6% tính trên tổng lượng calo, tổng lượng thịt, nhất thịt gà nạc chỉ nên vào khoảng 80 - 100g ngày, có thể thay thịt bằng dùng cá vì trong cá có nhiều omega-3 rất tốt cho cơ thể. Nên ăn ngêu, sò vì chứa ít cholesterol. Tăng cường trái cây, rau xanh và hoa quả. Thức ăn cần tránh hàng ngày cụ thể như: mỡ động vật như: mỡ heo, bơ,  kem sữa, bánh kem, kẹo chocolate, khoai tây chiên; tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa, thay vào đó nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Nên ăn nhiều cá để thu nhận Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch như: cá hồi, cá ngừ, cá trích; tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan như: gạo lứt, các hạt họ đậu, lúa mạch, rau, trái cây táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi…

Dùng thuốc: có thể dùng một trong những statin (nên bắt đầu từ liều thấp). Lưu ý rằng liều này vẫn có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4 - 6 tuần điều trị.

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường luôn luôn phải đặt biện pháp thay đổi lối sống lên hàng đầu, phối hợp với statin làm giảm LDL-cholesterol, fibrate làm giảm triglyceride. Nên dùng thuốc hạ lipid máu loại statin cho tất cả bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi ngay cả khi các thành phần lipid máu bình trường. Metformin làm giảm triglyceride nên có thể lựa chọn điều trị hơn nhiều thuốc khác ở bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh nhân có nồng độ triglyceride rất cao và đường máu khó kiểm soát thì nên điều trị bằng insulin vi có thể kiểm soát đường máu tốt hơn các thuốc dùng theo đường uống. Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận hay mắc bệnh gan mật mạn tính cần được phối hợp điều trị bệnh nguyên nhân và điều trị rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy tuyến giáp cần được điều trị bằng hóc môn giáp trạng. Giảm liều hoặc ngừng thuốc hạ lipid máu khi yếu tố bệnh sinh được giải quyết.

(Kiến thức gia đình số 38)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm