| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ “chim khổng lồ”

Thứ Sáu 26/02/2010 , 10:02 (GMT+7)

Từ cuối năm 2008 đến nay tại các tỉnh miền Trung, phong trào nuôi đà điểu ở quy mô nông hộ phát triển rất mạnh mẽ. Đây là cơ hội làm giàu cho người nông dân từ vật nuôi khá mới mẻ này.

Từ chủ trương của TCty Khánh Việt là xã hội hóa nghề nuôi đà điểu đến các hộ dân mà từ cuối năm 2008 đến nay tại các tỉnh miền Trung, phong trào nuôi đà điểu ở quy mô nông hộ phát triển rất mạnh mẽ. Đây là cơ hội làm giàu cho người nông dân từ vật nuôi khá mới mẻ này.

Biến đất cát hái ra tiền

Được Tổng Cty Khánh Việt cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm, cuối năm 2008 gia đình chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã quyết định mua đất và thuê đất pha cát bỏ hoang của người dân địa phương tại xã Cát Trinh, huyện Phù Cát với diện tích 4ha để xây dựng trang trại nuôi đà điểu bao gồm khu chuồng trại và trồng cỏ làm thức ăn cho đà điểu.

Trước khi tiến hành nuôi đà điểu chị Tuyết đã tuyển 10 lao động vào làm và cử vào Khánh Hòa học cách nuôi đà điểu của Tổng Cty Khánh Việt. Có kỹ thuật trong tay, đầu năm 2009 chị Tuyết đã mua 500 con đà điểu giống 3 tháng tuổi với giá 1,5 triệu đồng/con về nuôi. Khi nhập giống về, chị Tuyết còn được Tổng Cty Khánh Việt cử 2 cán bộ kỹ thuật trực tiếp ra trang trại của chị để theo dõi và hướng dẫn thêm cách chăm sóc đà điểu. Sau 8 tháng nuôi, đến cuối năm 2009, chị Tuyết đã xuất chuồng toàn bộ 500 con đà điểu với trọng lượng bình quân 95kg/con.

Toàn bộ số đà điểu thương phẩm của chị Tuyết được Tổng Cty Khánh Việt thu mua. Đợt nuôi đầu tiên Chị tuyết thu về hơn 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết các khoản chi phí, chị Tuyết còn lãi trên 500 triệu đồng. Chị Tuyết cho hay: Không ngờ từ vùng đất bị bỏ hoang, giờ đây trang trại đà điểu của tôi có thể mang về tiền tỷ mỗi năm, giải quyết được 10 lao động với thu nhập bước đầu 1,6 triệu đồng/tháng. Từ thắng lợi ban đầu, hiện nay chị Tuyết lại tiếp tục mua 300 con đà điểu giống và nuôi dự kiến đến giữa năm 2010 sẽ xuất bán được.

Cũng trong năm 2008 ông Lê Ba, được Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam (thuộc Tổng Cty Khánh Việt) chuyển giao kỹ thuật và bán con giống, ông đã đầu tư xây dựng trang trại nuôi đã điểu tại vùng cát hoang hóa xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam với diện tích 7ha. Tổng cộng ông đã đầu tư hết 225 triệu đồng. Đợt đầu tiên do còn vừa nuôi, vừa học kinh nghiệm nên ông Ba chỉ mua 50 con đà điểu giống về nuôi. Đến cuối năm ông xuất bán tất cả cho Tổng Cty Khánh Việt được 4,5 tấn thịt hơi, thu 180 triệu đồng. Hiện trong trang trại của ông còn khoảng 100 con sắp đến ngày xuất bán. Ông Ba cho biết sắp tới ông sẽ tăng diện tích trồng cỏ voi lên gần 1ha để mỗi đợt nuôi ông có thể nuôi được 400 – 500 con đà điểu. Trang trại nuôi đà điểu của ông Ba và chị Tuyết chỉ là một trong số rất nhiều trang trại nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh miền Trung hiện nay. 

Không lo đầu ra 

Ông Huỳnh Trung Sơn, Giám đốc Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa, thuộc Tổng Cty Khánh Việt cho hay: Chương trình nuôi đà điểu thương phẩm đưa đến hộ nông dân là chủ trương lớn, xuyên suốt và lâu dài của Tổng Cty Khánh Việt nhằm phát triển ngành công nghiệp đà điểu. Từ năm 2008, Tổng Cty Khánh Việt đã chỉ đạo các Trung tâm Giống đà điểu hợp tác với nông dân phát triển mô hình liên kết trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đến nay Tổng Cty Khánh Việt đã triển khai chương trình này tại hầu hết các tỉnh miền Trung. Theo đó Tổng Cty Khánh Việt sẽ cung cấp toàn bộ con giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Khi thu hoạch, nông dân bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo giá thỏa thuận.

Tất cả các bộ phận cơ thể đà điểu đều có giá trị kinh tế, tất cả các bộ phận của đà điểu không có gì là bỏ đi. Ngoài thịt có giá khá cao khoảng 130.000 đồng/kg thì da, lông, vỏ trứng, móng vuốt đều được dùng làm đồ mỹ nghệ, trang sức có giá trị kinh tế cao. Do da đà điểu có một loại mỡ đặc biệt nên bền hơn cả da cá sấu, giá bán trên thị trường 1m2 da đà điểu khoảng 400USD.

Tuy nhiên theo ông Sơn trong hợp đồng chuyển giao nuôi đà điểu thì người nuôi phải đáp ứng được các điều kiện về quỹ đất, vốn, nguồn nước đặc biệt là phải cách ly được với các đối tượng gia cầm khác như gà, vịt để tránh lây lan dịch bệnh. Khi được ký hợp đồng, người nuôi đà điểu thương phẩm được cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, tập huấn kỹ thuật nuôi. Trung tâm giống đà điểu có trách nhiệm cung cấp con giống khỏe mạnh từ 2 – 3 tháng tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ các loại dịch bệnh với giá ưu đãi giảm 25% (giảm khoảng 500.000 đồng/con) so với thị trường. Trong qua trình nuôi, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm sẽ thường xuyên đến chăm sóc, giám sát việc tuân thủ kỹ thuật của các trang trại.

Với nhiều ưu đãi có lợi cho người nuôi nên tuy mới triển khai nuôi đà điểu đến nông hộ, nhưng chương trình này đã thu hút hàng trăm nông dân tại các tỉnh miền Trung tham gia. Số lượng đăng ký mua con giống đã lên tới trên 10.000 con. Tổng Cty Khánh Việt đang tiếp tục phát triển con giống để cung cấp đủ nhu cầu người nuôi. Chỉ tính riêng Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa, quy mô năm 2009 đã lên tới trên 15.000 con, dự kiến trong năm 2010 đạt 17.000 con. Tổng Cty Khánh Việt cũng đã có kế hoạch xây dựng nhà máy giết mổ đà điểu công suất lớn tại cụm công nghiệp xã Ninh Ích.

Dễ nuôi hơn… gà

Đà điểu là loại cầm có sức đề kháng rất cao, háu ăn, ít bệnh và rất mau lớn. Thức ăn của đà điểu rẻ tiền, dễ kiếm chủ yếu là các loại cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Ông Ba khẳng định nuôi đà điểu dễ hơn nuôi gà, cỏ cắt về chỉ cần thái nhỏ, bỏ vào máng là chúng ăn ngon lành. Khả năng thích nghi của đà điểu cũng rất tốt, chúng có thể sống trong môi trường khắc nghiệt với biên độ nhiệt độ từ 10 – 40oC.

Thông thường nuôi đà điểu chỉ mất 8 – 10 tháng là có thể xuất chuồng với trọng lượng 95 – 100kg mỗi con, trừ mọi chi phí người nuôi có thể lãi từ 800.000 – 1 triệu đồng/con.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất