| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ con rồng Nam Mỹ

Thứ Sáu 08/03/2019 , 08:51 (GMT+7)

Những năm gần đây, nhiều người chơi thú cưng đã đam mê, thích thú và sưu tầm con rồng Nam Mỹ để vừa làm cảnh vừa làm kinh tế rất hiệu quả.

Điển hình như anh Lê Duy Tân, 22 tuổi ở thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên (An Giang). Sau 7 năm gắn bó với con vật hoang dã này, anh đã tự làm giàu cho bản thân.

08-50-45_3_rong_nm_my_mu_xnh_xm_rt_hiem_2
Anh Lê Duy Tân giới thiệu con rồng Nam Mỹ 1 năm tuổi

Theo anh Tân, gọi là rồng Nam Mỹ vì chúng có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, nhiều nhất là vùng Caribe, tên khoa học là Iguana. Đặc biệt, chiếc đầu của chúng giống đầu con rồng trong truyền thuyết. Mới trông qua, loài bò sát này có hình dáng tương tự con kỳ nhông. Chúng có thể thay đổi màu sắc và phình to trông rất hung hăng, nhưng bình thường thì chúng rất hiền lành và thân thiện với con người. Đặc tính của chúng là thích bơi lội, thích vuốt ve ở đầu và hai má. Ngoài ra, con vật này nuôi lâu chúng có thể nghe được tiếng gọi tên từ người nuôi.

Anh Tân cho biết, đầu tiên anh gia nhập Câu lạc bộ Iguana tỉnh An Giang để nắm vững kỹ thuật chăm sóc và có điều kiện phát huy sở thích của mình. Thế là từ 1 con giống ban đầu, anh đã mày mò nghiên cứu, học hỏi cách nuôi, cách phối giống và cho sinh sản. Sau một thời gian trải nghiệm anh đã thành công mỹ mãn. Tính đến nay mỗi năm trại của anh sản xuất gần 300 con giống. Riêng đầu năm 2019 anh có khoảng 500 con từ nhỏ đến lớn, trong đó có 30 con sinh sản.

Về chuồng trại, anh sử dụng một diện tích khoảng 100 m2 được thiết kế thành nhiều tầng với 50 chiếc lồng bằng lưới thép, mỗi lồng có chiều ngang 80 cm, dài từ 1,6 - 2m. Trong mỗi lồng đều có bố trí máng đựng thức ăn và bồn tắm. Loại dã thú này, con đực trưởng thành hay tấn công nhau nên không nhốt hai con chung một chuồng.

08-50-45_3_rong_nm_my_mu_xnh_xm_rt_hiem_3
Rồng Nam Mỹ màu đỏ lợt

Theo kinh nghiệm của anh Tân, muốn cho rồng Nam Mỹ mau lớn, khỏe mạnh và màu sắc đẹp, hài hòa, nơi đặt chuồng phải đủ ánh sáng vì ánh sáng là yếu tố quan trọng giúp cho loài động vật máu lạnh này dễ tiêu hóa. Vào mùa mưa, ánh sáng yếu cần phải thắp thêm đèn.

Hiện dân chơi loại “thú cưng” trên đánh giá một con rồng đẹp, có giá trị kinh tế cao phải hội đủ các tiêu chuẩn như sau: Dàn gai trên lưng đều đặn, nhô cao, bộ yếm to và tròn, màu sắc tươi sáng.

Theo anh Tân, loại rồng Nam Mỹ nuôi đúng cách, cho ăn đầy đủ, sau 4 - 5 năm trọng lượng có thể lên tới 10kg. Thức ăn chính của chúng là rau, củ nhưng phải rửa thật sạch, tránh tình trạng nhiễm thuốc sâu rầy. Mỗi ngày cho chúng tắm nắng từ 7 - 9h sáng rồi mới cho ăn. Buổi chiều chúng ăn từ lúc 15 - 16h. Rồng Nam Mỹ sẽ tự lột da mỗi tháng một lần. Sau mỗi lần lột da, rồng sẽ lớn lên và màu sắc bóng đẹp hơn.

Thời điểm sinh sản của rồng Nam Mỹ kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau. Bình quân mỗi con đẻ từ 40 - 70 trứng tùy thuộc vào thể trạng của từng con. Trứng ấp bằng máy, sau 75 ngày sẽ nở, tỷ lệ đạt 50%. Con mới nở dài 20cm, dân trong nghề gọi là Igu baby.

Rồng Nam Mỹ trên thế giới có rất nhiều màu. Anh Tân đã sở hữu được các con có màu vàng, bạch tạng, xanh, xanh xám, đỏ, bông đen. Đặc biệt con có màu xanh xám có giá cao nhất. Năm 2018, anh đã bán được 1 con xanh xám nặng 1,5kg với giá 50 triệu đồng.

Hiện anh đã cho phối giống và ấp thành công nhiều con giống bán với giá từ 800.000 - 5.000.000 đồng/con tùy thuộc vào màu sắc và hình dáng.

08-50-45_3_rong_nm_my_mu_xnh_xm_rt_hiem_1
Nuôi rồng Nam Mỹ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Tuy còn trẻ nhưng với tính năng động và cần cù, đặc biệt là táo bạo, dám nghĩ dám làm, bình quân mỗi năm anh thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng từ tiền bán con giống. Hy vọng năm 2019 lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều. Nguồn tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc. Ngoài bán con giống anh còn nhiệt tình tư vấn kỹ thuật giúp người nuôi an tâm và tin tưởng.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm