| Hotline: 0983.970.780

Làm hương ở Phố Hiến

Thứ Ba 22/01/2013 , 10:15 (GMT+7)

Đến đầu Dốc Lã, TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đã cảm nhận được không khí Tết đậm đà, ấm cúng từ mùi hương thơm cổ truyền.

Đến đầu Dốc Lã, TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đã cảm nhận được không khí Tết đậm đà, ấm cúng từ mùi hương thơm cổ truyền.

Nghề làm hương ở thôn Cao, xã Bảo Khê nức tiếng đất Phố Hiến xưa (nay thuộc TP Hưng Yên) bận rộn quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vào dịp giáp Tết ÂL. Nhà nào cũng phải tăng cường thêm nhân công làm liên tục mới đủ hàng bán. Sản phẩm hương Cao Thôn có mặt trên hầu hết các thị trường có tiếng trong nước như TP. HCM, Hà Nội, Huế…

Hiện cả xã Bảo Khê có trên 200 gia đình vẫn giữ nghề làm hương xạ truyền thống. Trong đó khoảng 300 người thợ giỏi được các nghệ nhân xưa truyền dạy bài bản các kỹ thuật làm hương và pha chế nguyên dược liệu tạo mùi đặc trưng. Mỗi gia đình làm hương có một bí quyết riêng.

Với 30 loại dược liệu, đất sét, nan hương nhưng mỗi nén nhang được tạo ra đều có một mùi hương riêng biệt. Đến cơ sở SX hương xạ truyền thống, nhãn hiệu Thế Hưng của ông Đào Văn Cơ mới thấy được không khí rộn ràng của làng hương.

Cơ sở này có quy mô SX rộng nhất nhì ở xã Bảo Khê với gần 50 nhân công làm việc liên tục. Trong đó phần lớn lao động là những người thợ giỏi nghề và đều là anh em, con cháu họ của gia đình ông Cơ. Với hơn 40 năm trong nghề, ông Cơ đã bỏ ra biết bao công sức, mồ hôi và tiền của để mày mò, cải tiến công nghệ làm hương truyền thống để xây dựng thương hiệu "Hương xạ Thế Hưng". 

Ông Cơ cho biết: “Để hương có chất lượng tốt được khách hàng ưa chuộng phải biết nắm bắt tâm lý của người mua. Họ mua là để phục vụ tâm linh chứ không ăn, uống được. Cái khó của nghề làm hương là thế, nhưng nếu biết chú trọng đến mùi hương, khả năng đậu tàn và thời gian cháy, ít khói thì sẽ được người mua ưa chuộng”.

Công đoạn làm hương cũng vậy. Những người thợ có kỹ thuật pha chế dược liệu tạo ra mùi thơm riêng biệt nhưng đảm bảo nét đặc trưng vốn có của mùi trầm. Nghề làm hương tuy không vất vả như nghề nông nghiệp nhưng không có ngày nghỉ. Công việc quanh năm bởi thị trường vào dịp lễ tết, hội hè luôn có nhu cầu.

Hương thơm ở thôn Cao  có nhiều sản phẩm, từ hương nén, hương vòng, hương cuốn  tới những đọt hương dài hàng mét, vòng cháy vài tháng chưa tàn… “Khi con người hướng về tâm linh nhiều hơn, sản phẩm hương nơi đây không chỉ đa dạng về chủng loại, mẫu mã mà kỹ thuật cũng được các nghệ nhân trẻ cải tiến nhiều. Song hương vẫn đạt tiêu chuẩn, chắc, mịn, đậu tàn, ít khói và thơm…”, ông Cơ nói. 

Ông Nguyễn Văn Hải, trưởng thôn Cao cho biết: “Nghề SX hương truyền thống mỗi năm đem lại cho người dân trong xã gần 4 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, với mức hu nhập 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Làng cũng có những quy định rất khắt khe trong SX nhằm tiến tới mở rộng quy mô SX, đảm bảo môi trường không ô nhiễm...".

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.