| Hotline: 0983.970.780

Làm khó dân nghèo

Thứ Ba 11/10/2011 , 09:55 (GMT+7)

Để có tiền mua gạo mùa giáp hạt, một số người dân thôn Khuổi Phầy, xã Quang Phong, huyện Na Rì (Bắc Kạn) đã được chính quyền cho phép tận thu những cây gỗ đổ trong rừng nhận khoán khoanh nuôi, thế nhưng kiểm lâm đã làm khó.

Số gỗ bị bỏ tại Trạm Kiểm lâm Quang Phong
Để có tiền mua gạo mùa giáp hạt, một số người dân thôn Khuổi Phầy, xã Quang Phong, huyện Na Rì (Bắc Kạn) đã được chính quyền cho phép tận thu những cây gỗ đổ trong rừng nhận khoán khoanh nuôi, thế nhưng kiểm lâm đã làm khó.

Treo niêu dân nghèo

Mấy hộ dân gồm: Lý Văn Hoà, Lý Sinh Thiêm và Lý Thị Nĩnh ở thôn Khuổi Phầy thuộc diện hộ nghèo, đã đến nhà trưởng thôn Vi Văn Khét xin thủ tục tận thu gỗ để tìm cách có tiền đong gạo ăn. Thấy các hộ này khó xin nổi các thủ tục khai thác cây đổ trong vườn rừng, trưởng thôn Vi Văn Khét đã bày cho họ làm giấy uỷ quyền cho chị Hà Hải Yến khu chợ A, xã Côn Minh, huyện Na Rì lo giúp các giấy tờ được phép khai thác gỗ tận thu “cây đổ gỗ nằm” trong vườn rừng nhận khoán khoanh nuôi, với điều kiện khi lo xong giấy tờ và khai thác xong, các hộ phải bán cho chị Yến theo giá thị trường tại thời điểm kiểm lâm đóng dấu búa cho phép vận chuyển. Phía chị Yến phải ứng trước tiền để các hộ còn kịp về mua gạo.

Thấy hoàn cảnh bà con khó khăn, chị Yến đã chấp nhận đi vay mượn người thân để giúp đỡ các hộ có cây đổ nhanh chóng được phép khai thác, trên tinh thần hợp tác cùng có lợi. Khi có được giấy khai thác, các hộ lại không có tiền thuê người khai thác nên uỷ quyền cho chị Yến ứng tiền khai thác theo hồ sơ thiết kế, mở đường vận chuyển gỗ ra khỏi rừng.

Tuy nhiên, khi chị Yến tổ chức khai thác xong, vận chuyển toàn bộ số gỗ đến chỗ có đường xe 4 bánh, chị Yến đã mời cán bộ lâm nghiệp xã Quang Phong và Kiểm lâm huyện Na Rì vào làm biên bản xác minh, kê khai lý lịch gỗ để đóng thuế lâm sản, đóng dấu búa trước khi vận chuyển về nhà, thì ngay lập tức lực lượng Kiểm lâm Na Rì có mặt cho rằng “số gỗ khai thác không đúng đối tượng rừng được cấp phép” nên kiểm đếm xong, gọi xe ô tô vào bốc luôn 28 m3 gỗ xẻ của 3 hộ: Lý Văn Hoà, Lý Sinh Thiêm, Lý Thị Nĩnh về tạm giữ tại Trạm Kiểm lâm xã Quang Phong để phục vụ điều tra xác minh.

Hơn một năm tiến hành các công đoạn xác minh, ngày 30/6/2011, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn có Báo cáo số 200/BCKL-TTPC về việc khai thác gỗ tại thôn Khuổi Phầy, đã khẳng định cả 3 hộ gia đình được cấp phép khai thác tận thu đã khai thác trái phép, đề nghị tịch thu toàn bộ số gỗ theo giấy phép của các hộ gia đình để sung vào công quỹ Nhà nước.

Oan nhưng không được đền

Thấy phía kiểm lâm xử lý không đúng luật, các hộ bị tịch thu gỗ đồng loạt lên tiếng đòi làm sáng tỏ, họ chỉ cho kiểm lâm đã sai chỗ nào và chứng minh rằng kiểm lâm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và không thể tịch thu gỗ mà phải trả lại cho dân, vì các hộ dân đã làm đúng theo thiết kế và giấy cấp phép, có sự giám sát của dân bản, chính quyền trong khi khai thác.

 Trong Biên bản kiểm tra hiện trường ngày 30/9/2010, hộ ông Lý Sinh Thiêm có 6,513 m3, hộ ông Lý Văn Hoà có 4,319 m3, bà Lý Thị Nĩnh có 17,133 m3, tổng cộng 3 hộ có 27,965 m3. Sau khi đo đếm kỹ, anh Trương Bằng Giang, cán bộ Kiểm lâm Na Rì đã ghi trong kết luận: “Toàn bộ số gỗ chủ rừng đã khai thác đúng lô, khoảnh thiết kế, đúng đối tượng cây bài, đủ điều kiện đóng búa kiểm lâm".

Biết không thể tịch thu bừa bãi, ngày 6/9/2011, Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn đã có Công văn số 275/CCKL-TTPC về việc giao trả lại gỗ tạm giữ cho các hộ gia đình (không có xử phạt vi phạm hành chính đối với các hộ). Ngày 12/9/2011, Trạm Kiểm lâm Quang Phong đã gọi các hộ đến ký biên bản nhận lại toàn bộ số gỗ tạm giữ. Tuy nhiên, việc gọi các hộ đến ký giao nhận chỉ là trên giấy tờ vì phần gỗ mọt, mục do để phơi mưa nắng suốt một năm qua phía kiểm lâm không hề xem xét đến việc bồi hoàn.

Không những vậy, các hộ dân còn cho biết, số gỗ của họ khi bàn giao cho phía kiểm lâm gần 28 m3, chẳng biết Kiểm lâm đã làm thế nào mà "bốc hơi" mất hơn 5 m3, nên họ chưa chịu vận chuyển đi, mà đang cần phía kiểm lâm trả lời rõ. Những uẩn khúc này xin chuyển đến cơ quan Kiểm lâm Bắc Kạn xem xét trả lời các hộ dân cho thấu đáo.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất