| Hotline: 0983.970.780

Lâm nghiệp Việt - Đức về đích

Thứ Tư 20/08/2014 , 09:50 (GMT+7)

Với nguồn kinh phí tài trợ trên 12 triệu USD, Chương trình được chia ra làm 3 hợp phần và đã gặt hái nhiều thành công.

Sau 9 năm triển khai, Bộ NN-PTNT và GIZ (Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức) đồng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình "Quản lý rừng bền vững, thương mại và tiếp thị các lâm sản chính tại Việt Nam" vào ngày 19/8 tại Hà Nội.

Chương trình Lâm nghiệp Việt - Đức được khởi động từ tháng 9/2005 do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang, Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ, nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả, tính bền vững công tác quản lý rừng và ngành công nghiệp rừng tại Việt Nam.

Với nguồn kinh phí tài trợ trên 12 triệu USD, Chương trình được chia ra làm 3 hợp phần chính là quản lý bền vững rừng tự nhiên, chế biến thương mại, tiếp thị lâm sản chính và tư vấn chính sách.

Thành công lớn nhất của Chương trình là hỗ trợ Cty TNHH MTV Lâm trường Đắk Tô (Kon Tum), Lâm trường Trường Sơn (Cty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại, Quảng Bình) đạt chứng chỉ toàn phần FSC/FM/CoC của Hội đồng Quản trị Rừng quốc tế (FSC). Đây chính là bài học kinh nghiệm quan trọng để tiếp tục quản lý rừng bền vững gắn với chế biến gỗ và lâm sản ở Việt Nam.

Bà Annette Frick, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đức tại Việt Nam chia sẻ, bên cạnh việc hỗ trợ thành công 2 DN của Việt Nam đạt FSC/FM/CoC, Chương trình còn xây dựng được cẩm nang hướng dẫn đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhằm thực hiện Hiệp định Đối tác Tự nguyện trong khuôn khổ chương trình hành động tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, một loạt chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến các nội dung cải cách ngành, cơ chế tài chính mới như chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp cải thiện đáng kể nguồn thu nhập của người dân địa phương tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.

14-48-57_2
Tuyên truyền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La

Chương trình Lâm nghiệp Việt - Đức cũng đã phối hợp chặt chẽ giữa công tác tư vấn chính sách và hỗ trợ thể chế, quản lý bền vững nguồn tài nguyên, cải cách tổ chức, phát triển kinh tế và xây dựng năng lực. Qua đó, góp phần tạo nên những điều kiện khung của ngành thông qua cải thiện khung pháp lý, xây dựng các nguồn tài chính mới và điều phối hỗ trợ quốc tế.

Nhờ thông qua Chương trình mà GIZ được biết đến như một trong những tổ chức quốc tế khởi xướng, hỗ trợ Việt Nam trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng, thí điểm và nhân rộng mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Trên cơ sở thành công của Chương trình Lâm nghiệp Việt Đức, ông Nguyễn Bá Ngãi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đưa ra 3 khuyến nghị quan trọng: Thứ nhất, mong muốn các công ty tiếp tục duy trì hoạt động quản lí bảo vệ rừng và chứng chỉ rừng FSC FM/CoC sau khi Chương trình kết thúc.

Thứ hai, mở rộng và chuyển giao mô hình cho những công ty lâm nghiệp có tiềm năng khác.

Thứ 3, lồng ghép thành quả của Chương trình vào Chương trình mới là “Bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam” dự kiến khởi động vào quý IV/2014 giữa Bộ NN-PTNT và GIZ.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất