| Hotline: 0983.970.780

Làm rõ thông tin 'đàn ong lạ' xuất hiện ở rừng tràm U Minh Hạ

Thứ Tư 12/04/2017 , 08:33 (GMT+7)

Đàn ong lạ gây nên sự chú ý của nhiều người dân ở vùng rừng U Minh Hạ thực ra là ong mật có tên khoa học Apis mellifera ligustica, gọi tắt là ong Ý. 

Trước việc Cty TNHH Công nghệ UBEE vận chuyển 270 thùng ong Ý thuộc Hội Nuôi ong tỉnh Tiền Giang đến xã Khánh An, huyện U Minh để gây nuôi thử nghiệm, UBND huyện U Minh đã có báo cáo nhanh với UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng.

Theo Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba, căn cứ theo các cơ sở pháp lý việc vận chuyển đàn ong này đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, do vị trí gây nuôi nằm gần Vườn quốc gia U Minh Hạ nên quan điểm của lãnh đạo huyện là buộc Cty UBEE di dời đàn ong đến nơi đăng ký gây nuôi ban đầu tại ấp An Phú, xã Khánh An, huyện U Minh để tiếp tục gây nuôi thử nghiệm. Chủ tịch UBND huyện U Minh cũng khẳng định, dư luận cho rằng cơ quan chức năng ''trục xuất'' đàn ong lạ ra khỏi địa phương là thông tin không chính xác.

Đàn ong lạ gây nên sự chú ý của nhiều người dân ở vùng rừng U Minh Hạ thực ra là ong mật có tên khoa học Apis mellifera ligustica, gọi tắt là ong Ý.

Trong số 270 thùng ong Ý được Cty UBEE vận chuyển đến nuôi tại tỉnh Cà Mau có 50 thùng ong đang được gây nuôi thử nghiệm tại Trại Thực nghiệm Khánh An (ấp An Phú, xã Khánh An, huyện U Minh) thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau.

220 thùng ong còn lại, Cty đã ký thác gây nuôi tại khu đất vườn của hai hộ dân Phan Văn Càng và Tăng Văn Thắng ngụ cùng ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh.

Mặc dù việc vận chuyển đàn ong lạ đến địa phương đúng quy định của pháp luật nhưng bởi đàn ong không giống với đàn ong bản địa nên gây lo ngại cho chính quyền và người dân vùng rừng. Do vậy, UBND huyện sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ việc gây nuôi thử nghiệm.

Xem thêm
Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Bình Định lên phương án né hạn cho vụ hè thu

Bình Định đang lên phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, tập trung vận động người dân tiết kiệm nước để đảm bảo thắng lợi vụ hè thu 2024.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.