| Hotline: 0983.970.780

Làm rõ thông tin ga ngầm đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội sai quy chuẩn

Thứ Tư 05/04/2017 , 20:05 (GMT+7)

Hôm qua (4/4), UBND phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức cuộc họp với người dân và đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội...

Hôm qua (4/4), UBND phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức cuộc họp với người dân và đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội xung quanh phản ánh nhà ga ngầm S9 thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội bị “tố” thiết kế sai quy chuẩn.

Khu vực dự kiến xây dựng hệ thống giếng thông gió thuộc nhà ga ngầm S9 tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội trên đường Kim Mã (Ảnh: Quang Phong).

Tại cuộc họp, nhiều người dân sinh sống dọc đường Kim Mã (phường Ngọc Khánh) tiếp tục bày tỏ ý kiến bất bình về việc nhà ga ngầm S9 thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội được thiết kế không đạt chuẩn QCVN 08:2009/BXD.

Ông Phạm Văn Ngọc (số nhà 467 Kim Mã) yêu cầu chủ đầu tư dự án thực hiện đúng QCVN 08:2009/BXD về tàu điện ngầm, bởi đây đã là cuộc họp thứ 14 với người dân xung quanh dự án giếng thông gió rồi. Nhiều hộ dân đề nghị làm rõ việc tại sao lại thiết kế giếng thông gió của nhà ga ngầm S9 vi phạm quy định như vậy, nhưng không nhận được câu trả lời thoả đáng.

Kết thúc cuộc họp, ông Nguyễn Minh Tú - Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh cho rằng, các ý kiến của người dân sẽ được ghi rõ trong biên bản cuộc họp và sẽ báo cáo Hội đồng đền bù, hỗ trợ và tái định cư. Ông Tú cũng hi vọng người dân sẽ bàn giao mặt bằng theo quyết định của UBND quận Ba Đình và tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm hoàn thành.

Liên quan đến sự việc này, các hộ dân cũng đã gửi thư tới Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), trong đó cho biết từ năm 2014 các hộ gia đình nhận được bản thiết kế ga ngầm S9 của tuyến số 3 đã đã được chủ đầu tư là UBND TP Hà Nội phê duyệt. Theo bản thiết kế này hệ thống thông gió (phía nam nhà ga) xây dựng vào giữa khu dân cư, phải thu hồi nhà ở của nhiều hộ dân.

“Trong đó có nhà mất hết, có nhà mất một phần diện tích để xây dựng hệ thống giếng thông gió. Như vậy khoảng cách từ hệ thống thông gió đến nhà dân chỉ từ 0m đến không quá 2m”- người dân nêu rõ.

Tuy nhiên, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị, phần về tàu điện ngầm (QCVN 08:2009/BXD) quy định: “Khoảng cách từ các trạm thiết bị thông gió trên mặt đất của thông gió đường hầm đến các phố và đường chính, các bến xe ô tô kín hoặc hở, các khu vực thương mại, và các cửa sổ của nhà dân và công trình không được nhỏ hơn 25 m; đến các trạm tiếp nhiên liệu cho ô tô, các kho chứa dầu và các sản phẩm dầu và các sản phẩm dầu, khí đốt, vật liệu gỗ, đường dẫn khí và dầu, các hạng mục công trình chế biến dầu và công nghiệp hóa chất - không nhỏ hơn 100 m”.

Theo ý kiến của các chuyên gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2009/BXD quy định khoảng cách tối thiểu từ giếng thông gió đến nhà dân 25 m để đảm bảo môi trường vì đây là vị trí thoát khí của ga, của đường hầm; không ảnh hưởng của tiếng ồn do hệ thống quạt thông gió gây ra. Đặc biệt khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra trong ga, trong đường hầm thì đây chính là chỗ để lửa, khói thoát ra, sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng hàng nghìn người dân trong khu vực.

Người dân cho rằng mặc dù tại khu vực ga S9 còn nhiều khu đất trống đủ điều kiện xây dựng hệ thống thông gió đảm bảo đúng quy chuẩn như phía đối diện với nhà của các hộ dân là khu vườn hoa, đài phun nước công cộng (hiện đang làm bãi trông giữ xe tạm Ngọc Khánh), nhưng Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội vẫn thiết kế hệ thống thông gió của ga ngầm S9 vào vị trí đất của các hộ gia đình, là vi phạm quy chuẩn hiện hành. Chính vì thế, suốt thời gian qua, người dân ở đây liên tục có đơn thư phản đối kịch liệt, không chấp thuận các quyết định của chính quyền địa phương.

Hơn nữa, người dân dẫn chứng tôn chỉ của Kế hoạch tái định cư theo Hiệp định 2741-VIE đã được Ngân hàng phát triển châu Á phê duyệt ngày 25/8/2015 tại mục 73: Tránh tái định cư bắt buộc; Giảm thiểu tái định cư bắt buộc bằng cách lựa chọn Dự án và thay đổi thiết kế.

Đặc biệt tại khoản 5 trong khế ước tín dụng về hệ thống ray tàu điện ngầm Hà Nội (đường ray số 3: Nhổn - khu vực ga Hà Nội) - kinh phí bổ sung (giữa Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngân hàng ADB ngày 8/11/2016) khẳng định: “Bên vay sẽ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội đảm bảo rằng dự án sẽ không có bất cứ ảnh hưởng gì đến môi trường và người dân sở tại hay việc tái định cư bắt buộc,...

Phúc đáp, Ngân hàng ADB cho biết đã chuyển phản ánh của người dân tới Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội để xử lý; đồng thời yêu cầu đơn vị này phối hợp với Bộ Xây dựng quyết định vấn đề này.

Dân trí

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực

Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

Bình luận mới nhất