| Hotline: 0983.970.780

'Làm sạch' những cây gỗ tự nhiên để trồng lại rừng?

Thứ Sáu 31/08/2018 , 10:05 (GMT+7)

Sau khi được giao quản lý và trồng rừng, Cty Lâm nghiệp Lơ Ku (huyện K’bang, tỉnh Gia Lai) thuê một doanh nghiệp khác trồng rừng. Tuy nhiên, rừng trồng chưa được bao nhiêu thì những cây gỗ tự nhiên nằm trên phần đất rừng trồng này bị đốn hạ ngổn ngang.

* Rừng bị phá gần ngay trạm kiểm soát cửa rừng

Cách Trạm kiểm soát cửa rừng Lơ Ku (xã Lơ Ku) khoảng 1km theo hướng từ UBND xã ra trung tâm huyện, chúng tôi rẽ trái đâm xuyên qua khu vực rừng keo lai khoảng 3km thì đến cửa rừng tự nhiên. Đi sâu vào các đường xương cá, thấy có hàng chục cây gỗ to bị đốn hạ.

05-37-14_nh_2
Hình ảnh tại tiểu khu 138, xã Lơ Ku, huyện K’bang

Có cây mới bị “xẻ thịt” xong, thân cây đã “bốc hơi”, gốc còn rướm nhựa, cành lá nằm ngổn ngang dưới đất chưa kịp khô. Nhiều cây gỗ khác khi bị “mần thịt” xong thì lâm tặc xẻ phách, hiện trường vẫn còn phách gỗ. Nhiều cây bằng lăng cũng bị cắt khúc nhưng chưa chở đi. Đặc biệt, có cây gỗ to hơn 3 người ôm, dài hàng chục mét cũng bị cưa hạ… Lâm tặc khai thác xong thì dùng trâu kéo gỗ đi tập kết trước khi đưa xe bốc đi. Dấu vết chân trâu và gỗ kéo in hằn trên đường.

Ông N.K., là người xã Lơ Ku, huyện K’bang bức xúc: “Hồi xưa ở khu vực phía sau suối Cọp trong xã là rừng tự nhiên, rất nhiều cây gỗ to. Nhưng bây giờ, cây nằm ngổn ngang, sau đó bị đốt trụi rồi trồng keo lai”. Ông K. cho rằng, doanh nghiệp đã nhận dự án rồi, khó có ai vào phá được.

Ghi nhận tại “hiện trường” thực tế, vị trí ông K. nói nằm lọt thỏm giữa những dãy núi cao, nhìn từ bên ngoài không thể thấy mà phải đâm xuyên qua những cánh rừng mới thấy được. Tại đây, nằm sát bên cạnh những cánh rừng xanh um là nhiều quả đồi với diện tích hàng chục ha hiện đã được trồng keo lai với thời gian khoảng 2 tuần, cây đã cao hơn 20cm.

Tuy nhiên, tại các vị trí đang trồng keo, chúng tôi thấy tình trạng cây gỗ tự nhiên to nhỏ bị chặt, phá, phát trụi nằm khắp nơi. Có điểm, khoảnh còn bị phá trắng cây gỗ to nhỏ. Cây bị chặt xong thì tiến hành đốt làm gốc cháy đen, có gốc cây không kịp đốt thì mọc mầm. Thân cây nằm chồng chất trên đất. Có vị trí trồng keo, những cây gỗ to cũng bị đốn và đã được xẻ thành hộp vuông vức, bên trên ghi số điện thoại nhưng chưa kịp chở đi. Nhẩm tính, trên những quả đồi đang trồng keo, hiện còn trơ hàng trăm gốc cây tự nhiên cả to lẫn nhỏ đã bị chặt. Thân cây chặt xong vứt dưới đất, nằm bên cạnh những cây keo lai mới trồng.

Ông Phạm Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện K’bang cho biết, qua mô tả, xác định vị trí khai thác rừng trái phép nằm ở tiểu khu 138, xã Lơ Ku, thuộc quản lý của Cty Lâm nghiệp Lơ Ku. Công ty này được giao quản lý 9.208ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 1.400ha là đất lâm nghiệp chưa có rừng và sẽ đưa vào kế hoạch trồng rừng. Năm 2018, công ty được giao trồng 150ha rừng. Khoảng 10 ngày trước, hạt kiểm lâm phối hợp chủ rừng đi kiểm tra, phát hiện có 3 cây gỗ bị chặt, khối lượng khoảng hơn 6m3. Tuy nhiên, thực tế chúng tôi ghi nhận lại có hàng chục cây gỗ bị cưa hạ chứ không phải 3 cây như ông Trường nêu.

“Chúng tôi sẽ chỉ đạo Hạt kiểm lâm phối hợp các phòng ban chức năng của huyện, lập đoàn kiểm tra tiến hành vào xác minh tại hiện trường, nếu đúng, chúng tôi sẽ kiên quyết đề xuất xử lý”, ông Trường nêu quan điểm.

Dưới đây là một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại tại hiện trường:

 
 
 

Chỉ là những cây gỗ… mọc lẻ

Lãnh đạo Cty lâm nghiệp Lơ Ku cho rằng, sự việc phóng viên ghi nhận cây gỗ tự nhiên bị đốn hạ trên diện tích đang được trồng keo lai không phải mang bản chất phá rừng tự nhiên để trồng rừng, cũng không phải là công ty đưa diện tích rừng bị phá vào diện tích đồi trọc để trồng rừng, hòng hợp thức hóa diện tích rừng bị mất. “Chắc là trên đất trồng rừng có vài cây gỗ tự nhiên nằm lẻ loi, nên họ chặt luôn để trồng cho sạch thôi”, ông Trần Văn Trị, Giám đốc Cty lâm nghiệp Lơ Ku nói.

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất