| Hotline: 0983.970.780

Làm sao để không chảy máu chất xám ra các nước khác?

Thứ Năm 18/08/2016 , 06:30 (GMT+7)

Sinh viên, nghiên cứu sinh được cử ra nước ngoài bằng học bổng hay tự đi bằng tiền gia đình ngày càng đông. Tuy nhiên, trừ số ít về nước theo quy định...

* Làm thế nào để có thể “chọn người tài thay vì chọn người nhà” như ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Làm sao để không chảy máu chất xám ra các nước khác?

Bạn Lê Minh Nguyệt (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ)

Sinh viên, nghiên cứu sinh được cử ra nước ngoài bằng học bổng hay tự đi bằng tiền gia đình ngày càng đông. Tuy nhiên, trừ số ít về nước theo quy định (nếu không phải trả lại tiền) còn phần lớn thường ở lại làm việc tại nước ngoài. Có hai hạn chế khiến các em, các cháu không về, đó là:

- Cơ sở nghiên cứu quá hạn chế về các trang thiết bị, hoá chất và kinh phí để tiếp tục phát huy năng lực nghiên cứu. Kinh phí dành cho nghiên cứu còn quá thấp.

- Lương quá thấp. Một tiến sĩ tốt nghiệp từ Mỹ về một Viện nghiên cứu cấp quốc gia mà lương có 3 triệu đồng. Nếu có con nhỏ thì tiền thuê người trông con còn cao hơn.

Việc chọn người nhà mà giỏi hơn người khác thì không sao nhưng nếu ngược lại thì thật tai hại. Hiện nay nghe nói chúng ta đang có khoảng 12 triệu người hưởng lương và phụ cấp, lại đang có chủ trương tinh giản biên chế thì làm gì có chỗ để tuyển cán bộ giỏi? Nếu không nghiêm minh thì có khi người dốt mà có tiền để “chạy” thì ở lại, người giỏi mà không có tiền, không quen người có quyền có chức thì có khi bị… tinh giản trước.

Theo thống kê trong số trí thức đang thất nghiệp hay phải làm công việc không đúng chuyên môn đào tạo có 190.900 người có trình độ đại học; 118.900 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp; 10.000 người có trình độ cao đẳng nghề và 60.200 người có trình độ trung cấp chuyên nghiêp.

Ngành Giáo dục đang hết sức lúng túng về chuyện đào tạo giáo viên. Dự kiến đến năm 2018 số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm bậc tiểu học là 19.200, THCS là 18.700 và THPT là 23.000. Cho dù tăng số học sinh trên giáo viên bình quân lên tương đương các nước công nghiệp phát triển, thì tại thời điểm năm 2020 hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 41.000 đối với tiểu học, 12.200 với THCS và 16.900 với THPT. 

Câu chuyện một sinh viên tốt nghiệp đại học đáng lẽ phải được dạy THPT chỉ xin dạy THCS ở quê nhà mà cần “chạy” 300 triệu đồng. Tôi nghe mà khó tin nổi. Đâu cũng “chạy”, việc gì cũng phải “chạy”. Có bạn nói vui là nếu dịch ra tiếng Anh cái gì cũng “running” thì buồn cười lắm và không ai hiểu nổi.

Cần nói thẳng là muốn chống tham nhũng thì phải nhìn thẳng vào sự thực là ai tham nhũng? Đương nhiên phải là người có chức có quyền. Vậy thì ai mới có thể có chức, có quyền? Nói như vậy để thấy rõ trong các văn kiện của Đảng ta thì công tác xây dựng Đảng là khâu then chốt, một trong ba thành tố quan trọng cấu thành nhiệm vụ chính trị cốt lõi của đất nước. Tất cả đã được thấy rất rõ từ Nghị quyết Trung ương 6 (lần2) khoá VIII đến Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI và trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Cho nên theo tôi muốn thực hiện được thông điệp của Thủ tướng “chọn người tài, thay vì người nhà” thì trước hết cần đưa công tác xây dựng Đảng thật sự là khâu then chốt trong quá trình lãnh đạo đất nước và xã hội.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất