| Hotline: 0983.970.780

Làm sao hạn chế rệp sáp hại cà phê

Thứ Ba 27/12/2011 , 12:03 (GMT+7)

Hỏi: Cây cà phê ở vùng chúng tôi thường hay bị các con rệp sáp trắng gây hại rất nhiều (cả trên cây và dưới gốc), đặc biệt là vào mùa khô. Chúng tôi đã phun xịt thuốc rất nhiều, nhưng vẫn không hết. Xin cho biết thêm thông tin về những con rệp này, có cách nào tiêu diệt được chúng?

Nguyễn Đình Hải và một số bà con ở Krông Pak (Đăk Lăk)

Trả lời: Rệp hại trên cây cà phê có nhiều loài, nhưng chủ yếu vẫn là rệp sáp giả (Pseudococcus spp.) còn gọi là rệp bông hay rệp sáp bông vì trên cơ thể của chúng thường có một lớp sáp màu trắng nhìn giống như những sợi bông không thấm nước.

Con trưởng thành cái của rệp có hình bầu dục, không cánh, dài khoảng 4mm. Bên ngoài phủ một lớp sáp trắng mịn. Con đực dài khoảng 3mm, có cánh, không có sáp trắng. Khi mới nở rệp non có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển, di chuyển nhanh. Càng lớn càng ít di chuyển, muốn di chuyển đi nơi khác chúng phải nhờ một số loài kiến tha đi.

Rệp trưởng thành và rệp non sống tập trung và chích hút dinh dưỡng ở kẽ lá, chồi non, cuống chùm hoa, chùm quả, gốc và rễ của cây cà phê, làm cho lá vàng và rụng sớm, trái chậm phát triển và có thể khô rụng, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, nếu nặng cây có thể bị chết.

Ngoài gây hại trực tiếp, trong chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, cản trở quá trình quang hợp của cây.

Rệp sáp giả thường phát sinh và gây hại từ cuối mùa mưa đầu mùa khô và gây hại mạnh trong mùa khô, đặc biệt là những năm có thời tiết khô hạn, nắng nóng gay gắt như cuối năm 2010 vừa qua ở vùng Tây Nguyên các bạn.

Muốn hạn chế tác hại của rệp, các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp, nếu chỉ xịt thuốc sẽ rất khó đạt kết quả. Sau đây là một số biện pháp chính:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 257 ra ngày 27/12/2011)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm