| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu tiên 44 công trình nhận Giải thưởng sáng tạo TP.HCM 2019

Thứ Sáu 07/06/2019 , 10:11 (GMT+7)

Tối ngày 6/6, tại Nhà hát Thành phố, UBND TP.HCM tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019.

Lễ công bố và trao Giải thưởng sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tối ngày 6/6 tại Nhà hát Thành phố.

Đây là năm đầu tiên UBND TP.HCM tổ chức một giải thưởng quy mô lớn với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có công trình nghiên cứu, giải pháp, sản phẩm, dịch vụ sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của thành phố trên tất cả các lĩnh vực.

Qua đó cổ vũ, khơi dậy tinh thần thi đua, văn hóa sáng tạo góp phần hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 10 đã đề ra. 

Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và nhiều đại biểu khác.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM là giải thưởng cao quý và danh giá của thành phố. Đồng hành với các hoạt động đổi mới sáng tạo, thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, các hoạt động đổi mới sáng tạo vẫn còn lồng ghép vào các hoạt động thường xuyên, những tấm gương sáng tạo vẫn chưa được tôn vinh đúng mức.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.

Theo ông Phong, TP.HCM là nơi khởi nguồn của nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo, luôn là một nét đặc trưng và hiện diện trong mỗi người dân. Chính đổi mới sáng tạo đã giúp thành phố giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế dù diện tích chỉ chiếm 0,6% cả nước nhưng đóng góp 24% GDP và 28% thu ngân sách.

“Chỉ có sáng tạo, chúng ta mới không bị tụt hậu. Chỉ có đổi mới, chúng ta mới có thể bắt kịp dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thành phố sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để đổi mới sáng tạo trở thành một xu hướng tất yếu của xã hội”, ông Phong nhấn mạnh.

Sau 5 tháng phát động (từ tháng 12/2018), đã nhận được hơn 100 hồ sơ đăng ký tham dự của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân người Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài; trong đó có những công trình nghiên cứu, sản phẩm sáng tạo rất ấn tượng, độc đáo.

Tại buổi lễ, UBND TP đã công bố và trao giải cho 44 công trình thuộc 7 lĩnh vực: Kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; văn hóa - nghệ thuật; cải cách hành chính; truyền thông; xã hội; khởi nghiệp sáng tạo; khoa học cơ bản. Trong đó, có 4 giải Nhất, 15 giải Nhì, 25 giải Ba.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao giải thưởng cho tác giả thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu trao giải Nhất cho công trình “Quy trình báo động đỏ cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch”, của các tác giả: ThS-BS Đào Trung Hiếu, PGS-TS Nguyễn Thanh Hùng; TS-BS Ngô Ngọc Quang Minh, ThS-BS Đỗ Văn Niệm, đều thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Kỳ vọng với sự sáng tạo cao hơn, nhiều người hơn nữa được hỗ trợ hiệu quả hơn nữa thì năng suất lao động của TP còn cao hơn nữa. Chúng ta cần phải làm sao để mối quan hệ “3 Nhà” (nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) ngày càng hiệu quả hơn và tiềm năng sáng tạo của mỗi người được phát huy tốt nhất".

Các công trình đoạt Giải Nhất gồm:

1. Công trình: “Quy trình báo động đỏ cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch”, của các tác giả: ThS-BS Đào Trung Hiếu, PGS-TS Nguyễn Thanh Hùng; TS-BS Ngô Ngọc Quang Minh, ThS-BS Đỗ Văn Niệm, đều thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1. Công trình thuộc lĩnh vực (kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh).

2. Vở diễn “Dấu xưa”, của ông Nguyễn Thanh Bình và đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc, do Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ dựng. Công trình thuộc lĩnh vực 2 (văn hóa - nghệ thuật).

3. Công trình: “Keo thông minh trong điều trị lành thương”, của TS Nguyễn Thị Hiệp, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM. Công trình thuộc lĩnh vực 7 (khoa học cơ bản).

4. Công trình: “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất các loại tinh bột kháng tiêu hóa cao và các sản phẩm thực phẩm sinh đường thấp dùng cho các bệnh nhân béo phì và tiểu đường từ các loại lương thực của Việt Nam”. Tác giả là PGS-TS Phạm Văn Hùng, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM. Công trình cũng thuộc lĩnh vực 7 (khoa học cơ bản).

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất