| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu tiên công bố hình ảnh cải cách ruộng đất

Thứ Ba 09/09/2014 , 15:41 (GMT+7)

Cung cấp thông tin đa chiều và khách quan về một giai đoạn lịch sử đặc biệt là mục đích cuộc triển lãm mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957" 

Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Tràng Tiền - 25 Tông Đản, Hà Nội).
 

Triển lãm 60 năm Cải cách ruộng đất 1946-1957 của Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) khai mạc sáng 8/9 thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. 150 hiện vật, tư liệu, hình ảnh quý được trưng bày, tái hiện giai đoạn lịch sử đặc biệt giúp "người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến", cũng tồn tại một số sai lầm. 

Thông cáo của Bảo tàng cho hay: "Cuộc trưng bày chuyên đề Cải cách ruộng đất 1946-1957 là một hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957. Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính phủ và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay".

Phần đầu về nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất tái hiện hai mảng đối lập giữa một bên là cuộc sống xa hoa giới địa chủ, một bên là đời sống cực khổ của tầng lớp bần cố nông. Hình ảnh địa chủ hút thuốc phiện trưng bày cạnh bộ đèn, ống điếu hút thuốc phiện, tay gẩy thuốc phiện...

Áo nam kép dài 5 thân, áo nữ, giầy, hài, quạt, gậy ba toong... của địa chủ dùng trước cải cách ruộng đất. Dựa vào sự chiếm hữu ruộng đất, giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột nông dân dưới nhiều hình thức như: địa tô, nợ lãi và thuê mướn bóc lột nhân công. Ngoài ra, địa chủ và thực dân Pháp còn bóc lột nông dân bằng sưu cao thuế nặng: thuế đinh, thuế điền, thuế ngoại phu.

Đối diện với khu trưng bày các vật dụng xa hoa của địa chủ là áo đụp của cha con bần cố nông thôn Nhân Dục, xã Hiến Nam (Hưng Yên) dùng trước cải cách ruộng đất. Người nông dân bị dồn vào thế cùng quẫn bởi sưu cao thuế nặng, địa tô, nợ lãi.

Hình ảnh nông dân kéo cày thay trâu. Sống cảnh khốn quẫn dưới ách địa chủ, người nông dân phải rời bỏ quê hương vào làm thuê cho các chủ đồn điền. Tại đây, tư bản thực dân bóc lột tàn bạo không kém, người lao động trở thành thân phận nô lệ.

Tháng 11/1953, Trung ương Đảng thông qua Cương lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Nông dân cùng nhau chống lại địa chủ, cường hào, ác bá, tịch thu hơn 70.000 hécta đất ruộng để chia cho gần 4 triệu nông dân tại 3.314 xã.

Cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất cho đa số nông dân miền Bắc; xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm gia đình chị Bân ở xã Trung Nghĩa, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), nghe nông dân báo cáo tình hình sản xuất và đời sống của bà con sau khi thực hiện cái cách ruộng đất, ngày 8/2/1955.

Gia đình anh Lê Văn Luân trước đây phiêu bạt khắp nơi đi ở cho địa chủ, sau cải cách ruộng đất, vợ chồng, cha con đã được sum họp một nhà.

Mùa hè năm 1956, Đảng bắt đầu phát hiện những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nói rõ thắng lợi và sai lầm của cuộc vận động. Tháng 12/1957, Hồ Chủ tịch nói chuyện với hội nghị toàn quốc tổng kết công tác sửa chữa những sai lầm trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất.

Ngoài hình ảnh, nhiều nghị quyết, thông tư, chỉ thị, công văn của Đảng, báo cáo kết quả sửa sai của một số địa phương được trưng bày, thu hút sự chú ý đặc biệt của những vị khách cao tuổi.

Ông Đào Văn Nhượng (84 tuổi, ở Giảng Võ, Hà Nội) một mình tới triển lãm, xem rất lâu từng chi tiết hiện vật, hình ảnh. "Có cái sai thì mới có cái đúng được. Điều tốt nhất là Đảng và Nhà nước đã kịp thời sửa sai. Thời đó tôi còn ít tuổi, đến giờ tuổi già càng nhận thức thấy cái sửa sai đó là dũng cảm, mạnh dạn", ông Nhượng nói.

 

(VnExpress)

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm