| Hotline: 0983.970.780

Lăn lộn với cả chục héc ta đất đồi rừng, mới có của ăn của để

Thứ Sáu 16/08/2019 , 13:00 (GMT+7)

Chị Trần Thị Sánh (sinh năm 1974, tại Nam Định) theo gia đình lên tỉnh Yên Bái lập nghiệp từ nhỏ, hiện đang ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Nhờ có chính sách giao đất giao rừng, năm 2000 gia đình chị được xã Hồng Ca giao cho 12 ha đất đồi rừng để canh tác. Với diện tích đất của bố mẹ chồng cho, cộng với đất được giao, chị đã trồng thêm quế.

Sau 5 năm đồi quế nhà chị đã cho thu hoạch dần từ tỉa cành, tỉa cây… Số tiền có được cũng đủ cho chị trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhờ chi tiêu tiết kiệm có chút vốn để ra chị đã bàn với chồng mua thêm diện tích đất đồi rừng để canh tác.

Chị Xuân chăm sóc cá.

Đến năm 2007 chị bắt đầu trồng tre măng Bát Độ. Đây là cây trồng phù hợp với đất đồi dốc, nhanh cho thu hoạch sản phẩm, sau trồng một năm bắt đầu ra măng, năm thứ hai cho thu hoạch, trung bình trong 3 năm giai đoạn kiến thiết cơ bản cho thu nhập 3 triệu đồng/ha/năm.

Nhận thấy hiệu quả của cây tre măng Bát Độ, mỗi năm chị lại tận dụng nguồn cây giống sẵn có của gia đình để trồng thêm trên diện tích. Đến giờ đã có 10ha tre măng Bát Độ, trong đó 7ha đang cho thu hoạch và 3 ha trồng mới.

Bên cạnh đó chị phát triển thêm diện tích trồng quế. Hiện có 8ha quế đã được 5 năm tuổi bắt đầu cho thu tỉa. Để tận dụng hết diện tích đất, chị đã sử dụng 1ha trồng cam đường Canh, bưởi Năm Roi. Đến nay vườn cam được 4 năm tuổi, đã cho thu hoạch, bưởi Năm Roi được 2 năm tuổi.

Không dừng lại ở đó, với diện tích đất ruộng kém hiệu quả gia đình chị đã chuyển đổi mục đích sang đào ao nuôi cá, với 5 sào ao mỗi năm thu khoảng 40-50 triệu đồng.

Vừa chăm lo gia đình, vừa chăm sóc đồi rừng khiến chị lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Thế nhưng, với tính cần cù, thông minh, chịu thương, chịu khó chị Sánh đã tìm tòi trên sách vở, mạng, các tài liệu hướng dẫn chăm sóc các loại cây (quế, tre Bát Độ, cam, bưởi) và kỹ thuật nuôi cá. Đồng thời tham dự lớp tập huấn, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước...

“Đất không phụ người”, vườn cây, ao cá cho năng suất cao, trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 300 triệu đồng. Chị Sánh xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái

    Tags:
Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.