| Hotline: 0983.970.780

Lân nung chảy Ninh Bình, "khắc tinh" của đất phèn

Thứ Hai 13/10/2014 , 09:51 (GMT+7)

Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất phèn lớn nhất ĐBSCL, tập trung ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, An Biên, Châu Thành, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương và Giang Thành. S

XNN trên loại đất “có vấn đề”, song Kiên Giang lại đạt được thành tích đáng nể, trở thành tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất cả nước.

Vùng đất phèn Kiên Giang mới được khai thác SX, vẫn còn phèn nhiều, nhất là trong vụ HT với sự tác động của khô hạn, thiếu nước ngọt. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến vùng đất phèn trồng lúa đã khó ngày càng khó hơn.

Nhiều nông dân cho biết, trước đây đất phèn lắm, nước đỏ ngầu, chua và chát, đến con cá rô cũng phải nổ mắt mà chết huống chi cây lúa. Ngày nay, nhờ có sự đầu tư đào kênh mương thoát phèn, dẫn nước ngọt, sử dụng bón phân hợp lý… nên phèn đã giảm nhiều, trồng lúa cho năng suất cao hơn, chắc ăn hơn.

Lân nung chảy Ninh Bình là loại phân đa dinh dưỡng với hàm lượng các chất tổng số cung cấp cho cây rất cao, từ 84 - 99%. Ngoài thành phần cơ bản là lân (P205) 15 - 17%, còn có chất vôi (CaO) 28 - 32%, chất magiê (MgO) 16 - 20%, silic (SiO2) 25-30% và chất vi lượng.
Đây là những chất dinh dưỡng không những cần cho cây lúa mà còn có tác dụng cải tạo đất, giải quyết được phèn, hạn chế ngộ độc hữu cơ, tạo ra môi trường thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Là loại phân chậm tan cho nên phân lân nung chảy Ninh Bình rất thích hợp bón cho lúa nước. Đặc biệt có hiệu quả cao trên đất phèn và đất xám.
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng như các ứng dụng thực tiễn trong những năm qua đã khẳng định sự thành công của SX lúa trên đất phèn không thể thiếu phân lân nung chảy Ninh Bình.

Trong nhiều cuộc toạ đàm trực tiếp với nông dân, phần lớn họ đều đã biết những giải pháp cơ bản để trồng lúa thành công trên loại đất này, tuy hiệu quả của họ đạt được có khác nhau. Nhưng không ít người vẫn thất bại, lỗ nhất là vụ HT hàng năm.

Theo ThS Nguyễn Viết Cường, GĐ Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười, vụ HT do ảnh hưởng của đất phèn đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Các yếu tố gây độc như độ pH thấp, nồng độ độc tố nhôm (Al), sắt (Fe) cao, cùng với đó là một số axit hữu cơ được hình thành từ rơm, rạ cày vùi... để lại sau vụ ĐX…

Tất cả đã tạo nên môi trường đất, nước hoàn toàn bất lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Trường hợp phèn nặng làm lúa chết sau sạ vài ngày.

ThS Ong Nhất Anh, Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết: “Ngoài các giải pháp như dùng nước ém phèn, rửa phèn, bón vôi... thì giải pháp dùng phân lân nung chảy Ninh Bình là rất hiệu quả.

Những công thức sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình luôn cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn so với chỉ dùng lân dưới dạng DAP”.

Trong suốt 3 năm qua, Cty CP Phân lân Ninh Bình đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai trên 30 cuộc hội thảo cấp xã, 40 cuộc hội thảo cấp huyện, 12 điểm trình diễn và 6 cuộc hội thảo đầu bờ; cấp phát hàng ngàn tài liệu, mở phóng sự trên Đài PT-TH tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình một số huyện… tạo nên hệ thống kênh thông tin nhiều chiều tới nông dân góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao kỹ thuật SX lúa.

Trong thời gian tới, Cty CP Phân lân Ninh Bình sẽ tiếp tục đồng hành với Trung tâm KN-KN Kiên Giang, Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười đẩy mạnh hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật SX lúa đến cho nông dân...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm