| Hotline: 0983.970.780

Lần theo chuyện "cát trộn mì"

Thứ Sáu 06/08/2010 , 08:00 (GMT+7)

Sau khi một số tờ báo phản ánh tình trạng cát “nấp danh” mì (sắn lát) để tìm đường XK xảy ra tại huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), nhiều Sở ngành của tỉnh này hết sức bất ngờ. PV NNVN đã về Quảng Ngãi tìm hiểu thực hư.

Sau khi một số tờ báo phản ánh tình trạng cát “nấp danh” mì (sắn lát) để tìm đường XK xảy ra tại huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), nhiều Sở ngành của tỉnh này hết sức bất ngờ. PV NNVN đã về Quảng Ngãi tìm hiểu thực hư.

Mì lát của chị Hà phơi để bán sang Trung Quốc.
Đụng đến chuyện chất lượng hàng hóa, chuyện XK, tôi chọn Sở Công thương Quảng Ngãi là điểm đến đầu tiên để lần tìm thông tin. Ông Nguyễn Hồng Tâm- Chánh Văn phòng Sở cho biết: "Trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 DN  đăng ký chuyên kinh doanh, XK củ mì là Cty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi. Những hoạt động mua bán khác là tự phát trong dân, chủ yếu những đầu nậu đi thu mua mì tươi về xắt lát, phơi khô rồi bán cho thương lái. Rồi từ các thương lái, mì lát Quảng Ngãi lại “lên đường” đi Trung Quốc hoặc vào Quy Nhơn (Bình Định) để cung cấp cho một lớp đầu nậu cấp 1 khác. Về chuyện cát trộn mì để XK mà báo chí nêu, Sở đã lập đoàn kiểm tra nhưng chưa tóm được thủ phạm”.

Rồi hình như để tránh phải trả lời nhà báo, ông Tâm cười trừ bảo: “Lãnh đạo đi vắng hết, tôi không có tư cách phát ngôn, phiền anh sang Chi cục QLTT hỏi thêm”. Tiếp tôi, ông Trần Quang Toản- Chi cục trưởng QLTT tỉnh Quảng Ngãi cho hay: “Trước nay, mì là mặt hàng nông sản ưu tiên XK nên không nằm trong diện kiểm tra khi lưu thông. Vả lại cũng chưa có chế tài nào áp dụng cho sản phẩm mì nên chuyện mua bán diễn ra khá tự do. Chuyện cát “nấp bóng” mì lát báo chí nêu khiến tôi “choáng váng” thật sự. Tôi đã chỉ đạo ngay Đội QLTT số 3 đóng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh thành lập đoàn kiểm tra. Sau khi làm việc với lãnh đạo xã Tịnh Ấn Tây và một số người dân chuyên mua bán mì lát, ngày 4/8 đoàn kiểm tra về báo cáo lại kết quả  không như báo nêu. Cụ thể người dân không chối chuyện có trộn cát vào mì nhưng không phải với liều lượng “khủng” như vậy".

Cũng theo ông Toản, thương lái không bán mì vào Quy Nhơn (Bình Định) mà chở ra Lạng Sơn, bán sang Trung Quốc để nấu cồn. Từ trước đến nay, phía mua chỉ trừ 2% tạp chất, bây giờ bỗng dưng trừ đến 7% nên họ trộn thêm một ít cát  để bù vào”. Nói đoạn, ông Toản nhẹ giọng hơn: “Quê tôi là xứ mì nên tôi từng chứng kiến cảnh mì phơi chung với cát. Mì sau khi xắt lát được phơi trên cát thường nhanh khô, lát mì không bị thâm đen, có tinh bột cao và chất lượng hơn phơi mì dưới đất nên trước khi phơi mì bà con thường xúc cát ở sông Trà Khúc về trải trên sân phơi. Lát mì tươi còn dính mủ phơi chung với cát, cát dính vào là không thể rời ra nên khi cân bán thường được “tăng trọng”. Dần dà về sau những đầu nậu chuyên mua bán mặt hàng này đã lấy “chiêu” phơi mì với cát hoặc sạn nhỏ để tăng thu nhập hoặc bù vào khoản trừ tạp chất”.

Để có thêm thông tin, tôi tìm đến Cty CP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi- DN “chủ soái” về mặt hàng mì ở miền Trung. Ông Lê Tuấn Toàn- Phó TGĐ Cty cho biết: “Hiện Cty có 5 NM Chế biến tinh bột mì, 2 ở Quảng Ngãi, 1 ở Phú Yên, 1 ở Đăk Tô và 1 ở Tây Ninh.  Chúng tôi chuyên XK tinh bột mì nên chỉ mua mì tươi tận ruộng chứ không mua mì khô. Do vậy, chuyện cát trộn mì Cty chưa “đụng”, đó là kiểu mua bán giữa những tư thương. Theo tôi, chuyện này có thể xảy ra nhưng trộn với liều lượng nhỏ thì có chứ 7, 8 cát trộn với 1 mì thì vô lý. Thế thì mua cát chứ sao gọi là mua mì? Còn nói như một số người đồn thổi, rằng đây là chiêu để XK cát nhằm trốn thuế tài nguyên cũng không đúng nốt. Vì XK cát thì phải qua cảng biển, cụ thể là cảng Quy Nhơn thì cảng này kiểm tra rất kỹ không phát hiện lô hàng nào có cát trộn mì. Củ mì chỉ xuất sang Trung Quốc, thì nước này đâu có nhập cát. Giả sử họ có nhập thì chở cát từ Quảng Ngãi ra tận Lạng Sơn, Lào Cai bán thì hoạ là...điên. Đường xa dặm thẳng 1 kg cát sẽ đắt hơn 1kg gạo”.

Chưa thỏa mãn, theo chân anh Nguyễn Văn Hùng, cán bộ Đội QLTT số 3 tôi mò về Cụm Công nghiệp làng nghề huyện Sơn Tịnh nằm trên địa bàn xã Tịnh Ấn Tây, nơi từng được phát hiện là “thủ phủ” mặt hàng “mì trộn cát”. Vắng tanh. Anh Hùng thở dài: “Sau khi “lên báo”, mấy ngày qua không còn ai dám phơi mì nữa. Vào mùa thu hoạch lại đang nắng tốt nên bãi này nhộn nhịp cả ngày, bây giờ vắng vẻ quá”. Không nản chí, anh Hùng lại dắt tôi đi về xã Tịnh Ấn Đông, nơi cũng còn nhiều bãi đất trống vẫn hay được người dân phơi mì. Thoạt nhìn thấy 1 bãi mì lát đang phơi dưới nắng, tôi mừng rơn sẽ có người để hỏi chuyện. Càng may mắn hơn khi tôi được gặp chính nhân vật đầu tiên “phát lộ” thông tin “mì trộn cát” ra dư luận, là chị Võ Thị Thu Hà.

Chị Hà đang bộc bạch với PV.
Không ngại ngần, chị Hà  nói thẳng: “Tôi làm nghề mua bán mì lát đã 10 năm rồi. Tôi công nhận chuyện trộn thêm cát vào mì là có thật nhưng là để cho mì nặng thêm chứ không phải để mua bán cát, theo kiểu XK cát sang Singapore dưới dạng mì lát như nhiều ngườ đồn đại”. Im lặng hồi lâu rồi chị cũng thở dài tiết lộ: “Sở dĩ có chuyện trộn cát vào mì là do trước đây tôi bán mì về Quy Nhơn. Những đầu nậu cấp 1 ở Quy Nhơn đồng thời còn thu mua mì ở Tây Nguyên. Mà mì ở Tây Nguyên thì cực tốt, trắng, lát mì rất đẹp. Gía họ thu mua mì Tây Nguyên cao gấp đôi mì Quảng Ngãi nên họ thường mua thêm mì Quảng Ngãi trà trộn vào mì Tây Nguyên. Mua bán trót lọt nhiều chuyến, thấy ngon ăn sau này họ đề nghị chúng tôi trộn thêm cát vào mì khi phơi trước khi mang vào bán cho họ. Cách làm này chỉ họ có lời chứ chúng tôi không được gì. Lý do khi mua họ trừ tạp chất, ban đầu trừ ít, sau trừ cao dần. Nhiều thương lái ở Quảng Ngãi muốn “gỡ gạc” đã trộn thêm cát vào mì với tỷ lệ cao nhất là: 1 bao mì 50kg trong đó có 10kg cát, sạn nhỏ. Sự thể là vậy”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm