| Hotline: 0983.970.780

Lần thứ 3 BISUCO bị 'tuýt còi'!

Thứ Hai 21/05/2018 , 15:05 (GMT+7)

Theo nguồn tin riêng của PV NNVN, mặc dù chưa được UBND tỉnh Bình Định cho phép hoạt động trở lại và dù đã có văn bản hỏa tốc của UBND huyện Tây Sơn, nhưng từ đêm 17 đến trưa 18/5, đã có 54 xe mía của người dân tỉnh Gia Lai chở xuống nhà máy SX của BISUCO. 

Cuối tuần qua, UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) đã ban hành văn bản hỏa tốc gửi đến Cty CP Đường Bình Định (BISUCO), Phòng TN-MT, Phòng NN-PTNT, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện và UBND các xã, thị trấn phát đi thông báo đề nghị BISUCO dừng ngay các hoạt động thu mua, sản xuất, chế biến mía nguyên liệu tại Nhà máy Đường Bình Định đặt tại xã Tây Giang.

09-29-29_1
Văn bản hỏa tốc của UBND huyện Tây Sơn đề nghị BISUCO dừng SX

Đồng thời UBND huyện Tây Sơn giao UBND các xã, thị trấn tuyên truyền rộng rãi cho người trồng mía trên địa bàn tiếp tục liên hệ với Nhà máy Đường An Khê (Cty CP Đường Quảng Ngãi) để bán nguyên liệu, không được bán mía cho Nhà máy Đường Bình Định, cho đến khi BISUCO được UBND tỉnh Bình Định cho phép hoạt động trở lại.

Ông Đỗ Văn Sỹ, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết, trong ngày 17/5, UBND huyện Tây Sơn nhận được của BISUCO thông báo ghi ngày 15/5/2018 có nội dung công bố kế hoạch ép mía niên vụ 2017 – 2018 của đơn vị này. Theo thông báo, BISUCO sẽ thu mua nguyên liệu và bắt đầu ép kể từ ngày 16/5.

“Nhận được thông báo của BISUCO chúng tôi rất lấy làm lạ, bởi UBND huyện Tây Sơn, địa bàn Nhà máy Đường Bình Định đứng chân, vẫn chưa nhận được văn bản của UBND tỉnh về việc cho phép BISUCO hoạt động trở lại. Do vậy, ngay trong ngày 17/5, UBND huyện Tây Sơn đã phối hợp với Sở TN-MT cùng Công an tỉnh Bình Định tiến hành giám sát việc thực hiện yêu cầu của Chủ tịch tỉnh Bình Định về việc dừng hoạt động đến khi xử lý xong các tồn tại về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, tại hôm đoàn công tác tiến hành kiểm tra giám sát, BISUCO không có người đại diện đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, nên cuộc làm việc bất thành. Trong khi đó, theo ghi nhận của đoàn công tác, ngay hôm đó BISUCO đã có dấu hiệu thu mua mía”, ông Sỹ nói.

Cũng theo ông Sỹ, trước tình hình trên, ngay trong chiều 17/5, UBND huyện Tây Sơn đã ban hành văn bản hỏa tốc, đề nghị BISUCO dừng ngay mọi hoạt động cho đến khi UBND tỉnh Bình Định cho phép hoạt động trở lại. BISUCO chỉ được phép hoạt động khi đã hoàn thành xong việc khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường theo quy định, và phải có sự đồng ý bằng văn bản của UBND tỉnh Bình Định. Đây là lần thứ 3 BISUCO bị “tuýt còi” vì xem thường yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng về việc yêu cầu đơn vị này dừng hoạt động để khắc phục sự cố về môi trường.

Những xe mía nguyên liệu đứng trước BISUCO sau khi UBND huyện Tây Sơn phát đi văn bản yêu cầu đơn vị này dừng SX

Theo nguồn tin riêng của PV NNVN, mặc dù chưa được UBND tỉnh Bình Định cho phép hoạt động trở lại và dù đã có văn bản hỏa tốc của UBND huyện Tây Sơn, nhưng từ đêm 17 đến trưa 18/5, đã có 54 xe mía của người dân tỉnh Gia Lai chở xuống nhà máy SX của BISUCO. Vào khoảng 22h ngày 17/5, BISUCO đã tiến hành sản xuất, ép được khoảng hơn 30 xe, tương đương 1.000 tấn mía cây. Sau khi Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Tây Sơn và các Đài Truyền thanh xã thông báo rộng rãi chỉ đạo của UBND huyện về việc yêu cầu BISUCO dừng sản xuất, cấm nông dân trên địa bàn bán mía cho BISUCO, đã có 22 xe mía chở ngược từ Tây Sơn về Gia Lai để bán cho Nhà máy Đường An Khê.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm