| Hotline: 0983.970.780

Lan tỏa sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm

Thứ Ba 11/06/2019 , 08:30 (GMT+7)

Sau 2 năm hoạt động, mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả tại huyện Yên Châu (Sơn La) đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo điều kiện mở cửa cho các mặt hàng trái cây của tỉnh này XK sang nhiều thị trường.

09-27-31_1
Nông dân Sơn La được hướng dẫn rất kĩ lưỡng cách sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả.

Dự án sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả được Cục BVTV, UBND tỉnh Sơn La và tổ chức Croplife Việt Nam phối hợp triển khai từ năm 2017 nhằm hỗ trợ cho các vùng SX cây ăn quả có giá trị XK, trọng tâm là nâng cao năng lực trong quản lý, sử dụng thuốc BVTV hướng đến xây dựng vùng SX an toàn.

Theo đó, các đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành kiểm tra, khảo sát và đánh giá các vùng trồng cây nhãn và xoài đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng NK đi các thị trường khó tính như Mỹ, Úc để tập trung triển khai.

HTX Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng (huyện Yên Châu), được thành lập từ năm 2016 với 7 thành viên, với 40 ha cây ăn quả. Năm 2018 HTX đã phát triển lên 9 thành viên với 80 ha cây ăn quả trong đó 60 ha trồng nhãn cao sản và 20 ha trồng xoài tượng da xanh. Trong tổng số 60 ha đất trồng nhãn, đến nay, tổng diện tích của HTX Phương Nam được cấp mã số vùng trồng 49 ha (diện tích đã được cấp mã số vùng trồng vào năm 2017 là 13 ha, năm 2018 là 35 ha).

Ông Trần Như Kiên, Giám đốc HTX Phương Nam chia sẻ: Hiện nay HTX hoạt động với tiêu chí đặt sức khỏe con người lên ưu tiên hàng đầu. Sản phẩm đến tay phải là sản phẩm an toàn nhất, điều đó cần quá trình SX phải được đảm bảo an toàn.

09-27-31_2
Ông Trần Như Kiên (phải) đang hướng dẫn người dân cách phun thuốc BVTV đúng cách.

Trong 2 năm triển khai dự án, Phòng NN-PTNT huyện Yên Châu đã tài trợ, lắp ráp và tập huấn cho HTX về hệ thống tưới tiêu. Các hình thức vận hành hệ thống đã được áp dụng theo nhiều hộ khác nhau. Có hộ vận hành thủ công bằng tay, có hộ điều khiển bằng bảng điều khiển từ xa, có hộ lại cài đặt trên điện thoại để theo dõi độ ẩm, thời tiết và thời gian để vận hành hệ thống.

Phương pháp tối ưu và tiệm cận công nghệ 4.0 nhất là sử dụng chương trình trên điện thoại để điều khiển hệ thống tưới tiêu từ xa.

“Trước kia, bà con mạnh ai người ấy phun và phun một cách vô tội vạ, rất lãng phí chi phí và nhân công, đồng thời cũng không kiểm soát được nguồn dịch bệnh và thuốc BVTV. Giờ đây, HTX đã kiểm soát được tình hình. Thời gian tới, HTX sẽ tiến hành phổ biến, nhân rộng việc hướng dẫn cho nông dân tại các vùng SX cây ăn quả lân cận” – ông Kiên cho biết.  

Tại Chương trình tổng kết 2 năm (2017 - 2018) mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả, triển khai kế hoạch năm 2019 tại Sơn La, ông Lê Nhật Thành, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I cho biết: Cục BVTV đã phối hợp cùng với cơ quan chức năng địa phương để tuyên truyền, vận động và quán triệt người dân thực hiện theo phương thức canh tác tiến tiến (VietGAP) và xử lý triệt để các vướng mắc về quy trình SX, sử dụng thuốc BVTV theo các yêu cầu của Mỹ, Úc.

Qua đó, nhằm mở rộng diện tích vùng SX đủ tiêu chuẩn để có thể cấp mã số vùng trồng. Năm 2018, Trung tâm đã phối hợp cùng với tổ chức Croplife tập huấn, tuyên truyền cho nông dân ở huyện Yên Châu về các vấn đề liên quan đến việc cấp, duy trì mã số vùng trồng, nhận biết và phòng trừ các loài sinh vật gây hại trong danh mục cấm cũng như việc sử dụng đúng các loại thuốc BVTV theo yêu cầu của thị trường.

Theo bà Lưu Thanh Nga, Trưởng phòng BVTV (Chi cục BVTV tỉnh Sơn La): Trong 2 năm triển khai dự án sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả, Sơn La đã đạt được những thành công nhất định.

09-27-31_3
Bà Lưu Thanh Nga (phải) phổ biến cho người dân về thuốc BVTV.

Theo đó, nhiều vùng trồng nhãn quy mô lớn đã được kiểm soát về chất lượng và ATTP. Việc sử dụng thuốc BVTV đã có hiệu quả và được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đồng thời nâng cao được ý thức và trách nhiệm của nông dân nhằm đảm bảo an toàn trong SX nông sản XK.

“Trước kia, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nhãn Sơn La sẽ có ngày được XK sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên từ khi dự án được triển khai, chúng tôi đã có thể tự tin rằng mặt hàng nhãn Sơn La đã đủ tiêu chuẩn XK, trong đó yếu tố rất quan trọng là sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả” – bà Nga chia sẻ.

Năm 2017, Sơn La đã lần đầu tiên XK thành công 2.455 kg xoài tượng da xanh Đài Loan. Năm 2018, tiếp tục nhãn được XK với số lượng 1.080 kg, xoài là 9.775 kg, trong đó đã XK được sang các thị trường vô cùng khó tính là Mỹ và Úc.

Theo đại diện Tổ chức Croplife: Thời gian tới, cần tiếp tục có những hoạt động hỗ trợ nâng cao về sử dụng thuốc BVTV, năng lực quản lý, hoạt động của tổ dịch vụ BVTV tại vùng dự án đã thực hiện. Bên cạnh đó cần mở rộng các hoạt động của dự án tại 25 vùng trồng đã được cấp mã số đối với sản phẩm quả tại các huyện Yên Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn tỉnh Sơn La.

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm