| Hotline: 0983.970.780

Làng bánh chưng truyền thống Hà Nội hối hả những ngày giáp tết

Thứ Ba 21/01/2020 , 10:47 (GMT+7)

Giáp Tết, làng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì sản xuất hàng trăm nghìn chiếc bánh chưng mỗi ngày để phục vụ thị trường cả nước và cả chuyển đi nước ngoài.

Làng Tranh Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội có truyền thống làm bánh chưng từ xa xưa. Người làng đa số làm bánh chưng bán quanh năm, ngoài ra còn làm thêm xôi, bành dày, bánh nếp...
Theo ông Nguyễn Hồng Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Hà, cả xã có 215 hộ làm nghề bánh chưng, trong đó đa số tập trung ở thôn Tranh Khúc. Bánh chưng ở đây được bán quanh năm nhưng số lượng nhiều nhất vẫn là dịp Tết âm lịch, đặc biệt từ trước rằm đến 29 Tết. Ông Đức cho biết, trong giai đoạn làm bánh phục vụ tết, sản lượng của cả xã lên đến hàng trăm nghìn chiếc.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thu, một trong những nhà làm số lượng lớn cho biết vào dịp này, mỗi ngày gia đình làm khoảng 2.000-3.000 bánh, những ngày sát tết như 28-29 tháng Chạp, số lượng còn lên đến 4.000. Bánh làm đến đâu, bán hết đến đấy, đa số chuyển đi các chợ, siêu thị và cửa hàng bán đồ ăn ở Hà Nội, giá đến tay người tiêu dùng vào khoảng 50.000 đồng/chiếc.
Theo chị Thu, năm nay giá thịt lợn tăng nên giá bánh cũng nhích lên theo, nhưng chỉ vào khoảng 5.000 đồng/bánh. Ngoài ra, thịt lợn đắt khiến việc làm nhân cũng nghiêm ngặt theo, ở đây, mỗi nắm nhân cả thịt và đỗ được định lượng là 320 gr.
Đậu xanh làm bánh được tuyển lựa kỹ càng, thường phải chọn loại hạt nhỏ, ruột vàng, đậm vị bùi ngậy. Đậu sau khi được đãi sạch thì đem lên đồ cho chín nhừ.
Sau đó, người ta dùng đũa to đánh đều, giúp đỗ nhuyễn và dẻo trước khi nắm với thịt lợn để làm nhân, quá trình này giúp đỗ xanh tạo độ kết dính.
Để tăng độ ngậy, có thể cho thêm dầu ăn vào đánh cùng với đỗ.
Thịt gói bánh là loại thịt ngon, cả nạc cả mỡ. Thịt được làm sạch, thái miếng to rồi ướp gia vị, hạt tiêu hàng giờ trước khi gói.
Để quá trình gói bánh được nhanh, đỗ và thịt được nắm sẵn thành từng nắm, nặng 320gr. Quá trình gói bánh mỗi người thực hiện một công đoạn, từ rửa bánh, đãi gạo, nắm nhân cho đến gói, luộc.
Chị Thu cho biết, gia đình có truyền thống làm bánh chưng từ rất lâu, riêng chị đã theo nghề được 20 năm. Nguyên liệu gói bánh đa số được nhập từ các tỉnh về, lá dong thì từ Yên Bái, Nghệ An, gạo thì từ một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Dịp này, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc luôn nhộn nhịp với nhân công rửa lá, xếp lá, cắt lá, hỗ trợ việc gói bánh, xếp bánh, luộc bánh, vớt bánh, ép bánh, rồi ôtô, người đi xe máy đến đặt, mua, vận chuyển bánh.
Bánh chưng Tranh Khúc hiện nay được luộc bằng nồi điện, vừa giảm khói, giảm thời gian luộc mà còn giúp bánh chín đều, tránh bị khê. Hiện nay, quá trình luộc bánh bằng nồi điện rút ngắn chỉ còn 8 tiếng.
Ngoài dịp cao điểm này, trong năm mỗi ngày gia đình chị Thu gói khoảng 100 bánh, rằm và mùng 1 hàng hàng tháng thì lên đến 400-500 bánh. Theo ông Phó Chủ tịch xã Nguyễn Hồng Đức, nhiều gia đình trong xã sản xuất với quy mô lớn còn đầu tự hệ thống máy hút chân không để tăng thời gian bảo quản cho bánh, đóng gói và bán đi các thị trường xa như TP.HCM thậm chí đưa đi nước ngoài để làm quà.

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Nuôi cua trong hộp nhựa: Thời gian nuôi ngắn, giá bán cao

TRÀ VINH Anh Trần Minh Nhật ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nuôi cua trong hộp nhựa sau một tháng có thể xuất bán với giá từ 500.000 đến 650.000 đồng/kg.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm