| Hotline: 0983.970.780

Làng bánh đa Dĩnh Kế

Thứ Hai 28/03/2016 , 13:10 (GMT+7)

Dĩnh Kế là một xã thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang nằm dọc theo quốc lộ 1A, trên tuyến đường Hà Nội- Lạng Sơn, đây là một làng nghề nổi tiếng với đặc sản bánh đa Kế.

Bánh đa Kế hình yên ngựa vàng bóng, thơm mùi lạc, vừng, khoai... đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách đến thăm Bắc Giang.

Xã Dĩnh Kế, xưa kia vốn có tên là Phượng Nhỡn thuộc phủ Lạng Thương - trấn Kinh Bắc. Vùng đất này đã khai sinh ra nghề làm bánh đa độc đáo, gia truyền hàng trăm năm nay.

Những ngày nắng, ai đi qua Dĩnh Kế cũng thấy một màu trắng của những chiếc bánh đa to, tròn trên những chiếc giàn phơi, dọc theo quốc lộ 1A, trong đường làng, ngõ xóm, sân nhà. Và như thế, thử hỏi ai không tò mò, ai không muốn khám phá, thử ăn chiếc bánh ngay tại làng nghề?

Dĩnh Kế có 12 thôn như Chợ, Sau, Tiêu... với hàng trăm mái nhà nằm san sát và biết bao người thợ đang nhanh tay xay bột, tráng, quạt bánh tạo những chiếc bánh đa mang đậm hương vị ẩm thực của vùng quê này.

Ban đầu chiếc bánh đa làm từ nguyên liệu chính là sắn. Nhưng trong quá trình làm được thay thế sắn dần bằng gạo tẻ. Từ đó, họ thấy chất lượng chiếc bánh được nâng lên rõ rệt.

Để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, béo giòn, bùi trải qua nhiều công đoạn, thao tác. Thợ làm bánh phải chọn gạo tẻ ngon, không dính, đem ngâm 12- 13 tiếng, sau đó đem xay vỡ, và phải xay hai lần.

Theo 2 nghệ nhân già của làng Kế hiện nay là bà Nguyễn Thị Dự (75 tuổi) ông Trần Đức Như (78 tuổi) thì để cho ra lò một chiếc bánh đa Kế hoàn hảo trước tiên phải xay gạo thành bột. Bột phải nhuyễn, mịn và được sàng lọc hết bụi, bẩn.

Sau đó người làm bánh phải căn lượng bột gạo cho chuẩn để trộn bột nở. Lạc đem thái thủ công từng hạt thành những lát thật mỏng, khoai lang thái thành sợi dài 5- 7cm.

21-17-35_bnh-d-ke-l-mon-qu-que-dn-d-re-tien-nhung-tuyet-ngon

Anh Cự ở thôn Chợ chia sẻ, khâu quan trọng nữa là tráng bánh, đòi hỏi kĩ thuật đặc biệt khéo léo của người thợ mà không phải ai cũng làm được, phải tráng nhẹ tay, bánh phẳng, đều phụ gia, đường kính khoảng 40cm.

Bánh tráng xong được đem phơi hai lần cho khô kiệt. Và khâu cuối cùng là quạt để tạo hình cho bánh. Người thợ Dĩnh Kế quạt bánh thủ công bằng than hoa nên chiếc bánh nở đều, đầy đặn, không bị méo mó, cháy sém.

Bánh đa Kế nhìn thật giải dị với hình yên ngựa nhưng ăn lại rất giòn, ngon có vị thơm, béo, bùi của vừng lạc, khoai lang, xốp nở phồng to của những chiếc bóng trên bề mặt.

Bánh đa Kế đã trở thành một đặc sản, một món ăn dân dã, bình dị. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức vị ngon của bánh đa ngay nơi làm ra, mua được bánh đa chính gốc làng nghề về làm quà mà còn được thăm đền Dĩnh Kế.

(Học viện BC&TT)

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm