| Hotline: 0983.970.780

Làng biển trúng mùa

Thứ Sáu 11/02/2011 , 09:53 (GMT+7)

Nếu như trước Tết, ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên) trúng đậm tôm hùm giống, thì trong những ngày đầu năm mới Tân Mão lại tiếp tục được mùa đặc sản như ghẹ, sò huyết, vẹm xanh...

Nếu như trước Tết, ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên) trúng đậm tôm hùm giống, thì trong những ngày đầu năm mới Tân Mão lại tiếp tục được mùa đặc sản biển, với mức thu nhập bình quân mỗi ngày mỗi người đánh bắt hàng chục kg ghẹ, sò huyết, hầu, vẹm xanh, sò điệp…

 Gần một tuần qua, hàng trăm hộ dân thôn Tân Long, xã An Cư, huyện Tuy An đổ xô ra đầm Ô Loan đánh bắt các loại thuỷ, hải sản. Nhiều hộ đã ra quân từ ngày mùng 2 Tết để lấy ngày, nhưng bất ngờ trúng đậm. Ông Nguyễn Văn An ở thôn Xuân Hòa, xã An Hải (Tuy An) cho biết: “Trong đợt Tết Nguyên đán, do người dân nghỉ ăn Tết nên ít người hành nghề đánh bắt trên đầm, hơn nữa cửa biển Tân Quy thông thoáng nên nước trong đầm Ô Loan rất thích hợp cho các loài tôm, cá, cua, sò… phát triển mạnh. Sau Tết, do nước còn lạnh nên ít người tham gia khai thác, đến mùng 6 ngư dân sống quanh đầm mới bắt đầu ra quân đánh bắt rầm rộ. Riêng tôi, khai thác mỗi ngày khoảng 30 – 40kg hàu, do đúng dịp Tết nên hải sản bán được giá, 20.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi thu nhập hơn 600.000 đồng”.

Theo nhiều lão ngư sống tại vùng đất này, sở dĩ hải sản hồi sinh và sản lượng đánh bắt lớn là do thời tiết ấm áp, mặt đầm yên ả. Ông Nguyễn Văn Trung, ở thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An cho hay: “Thấy một vài người đánh bắt trúng đậm, mấy ngày qua cả thôn khoảng 700 hộ dân ồ ạt đổ xô ra mặt đầm thi nhau đánh bắt vẹm. Người ít được trên dưới 1 tạ, đem bán với giá 2.000 đồng/kg cũng kiếm được khoảng 200 nghìn đồng. So với năm ngoái, năm nay sản lượng đánh bắt sò điệp cũng đạt cao, bình quân một người một ngày bắt được từ 80-100 kg, với giá khoảng 2.000 đồng/chục, cũng thu được ít nhất từ 100-150 nghìn đồng".

Ông Ngô Văn Yêm, Phó Chủ tịch UBND xã An Hải (Tuy An), cho biết: “Ngư dân xã An Hải bắt đầu ra quân đánh bắt từ ngày mùng 2 Tết bằng các nghề chủ yếu như đáy, đăng, chấn, lưới, rập, khai thác hàu, sò huyết, vẹm, sò điệp… Bình quân mỗi người thu nhập hơn 200.000 đồng/ngày. Đây là một tín hiệu vui đối với ngư dân sống quanh đầm, nếu chất lượng nước trong đầm được duy trì tốt như hiện nay và bà con khai thác không theo kiểu tận thu, tận diệt thì chắc chắn đầm Ô Loan sẽ đem lại nguồn lợi thủy sản dồi dào cho người dân.

Mấy ngày qua, hàng trăm hộ dân ở huyện Tuy An, chủ yếu là các xã An Cư, An Ninh Đông, An Hải, An Hoà, An Hiệp trúng đậm sò huyết. Nhiều hộ chỉ trong một buổi sáng đánh bắt được từ 4- 5 kg. Một số hộ chuyên đánh bắt sò cho hay, sò năm nay chất lượng hơn, loại một chiếm tỷ lệ cao, giá cũng khá ấn tượng nên nhiều người đánh bắt sớm. Ông Trần Minh, ở thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông phấn khởi cho biết: “Hai vợ chồng ra đầm từ mờ sáng, đến trưa đã đánh bắt được 4 kg sò, chủ yếu là loại một và loại hai, đem bán cho thu nhập từ 400-500 nghìn đồng”.

Trên mặt đầm Ô Loan những ngày đầu năm mới, bên cạnh những chiếc sõng câu đánh bắt các loại đặc sản, nhiều chị em phụ nữ cũng ra đầm hì hục vớt rong câu đem bán cho các tiểu thương về thu gom, sau đó xuất đi các tỉnh Khánh Hoà và TP Hồ Chí Minh để chế biến ra thạch rau câu. Chị Nguyễn Thị Gấm, ở thôn Phú Sơn, xã An Cư bộc bạch: “Là phụ nữ, mình không thể ngụp lặn như đàn ông để đánh bắt hải sản quý, nên chỉ rảo quanh bờ vớt rong câu đem phơi khô rồi bán cho tiểu thương. Trung bình một phụ nữ một ngày cũng vớt được hơn 10 kg rong khô, đem bán với giá 5.000 đồng/kg cũng được hơn 50 nghìn đồng, có ngày trúng đậm kiếm hơn trăm nghìn, đủ để chi phí sau Tết”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm