| Hotline: 0983.970.780

Làng bột Sa Đéc vạ lây vì dịch tả heo

Thứ Năm 11/07/2019 , 13:44 (GMT+7)

Dịch tả heo Châu Phi lan nhanh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những hộ nuôi heo mà còn gây khó khăn cho nghề sản xuất bột gạo tại TP. Sa Đéc.

Bởi làm bột sử dụng phế phẩm để chăn nuôi nhưng hiện nay nhiều đàn heo bị dịch bệnh, nhu cầu sử dụng bột cặn giảm mạnh. Từ đó lượng bột cặn dư thừa rất lớn, người dân không biết phải xử lý ra sao.

Người làm bột Sa Đéc lo lắng vì lượng bột cặn dư thừa ngày càng nhiều.

Nhiều bà con làng bột cho biết, trước đây, sau khi sản xuất bột sẽ tận dụng nguồn phụ phẩm là bột cặn để nuôi heo hoặc bán lại cho những hộ chăn nuôi với giá từ 3-4 ngàn đồng/kg. Hiện một số hộ giảm đàn, bỏ chuồng nên nhu cầu tiêu thụ bột cặn cũng giảm mạnh. Giá bột cặn hiện tại cũng chỉ còn từ 700 - 1.000 đồng/kg, thậm chí có hộ không tiêu thụ nổi.

Trong khi việc sản xuất bột vẫn phải duy trì để cung ứng cho khách hàng nên lượng bột cặn ngày càng nhiều, không thể bảo quản lâu nên việc giải quyết bột cặn dư thừa khiến nhiều hộ chăn nuôi đau đầu. Một số hộ còn thải bột cặn ra môi trường gây ô nhiễm.

Sản xuất bột đang lo đầu ra cho sản phẩm phụ.

Hiện làng bột Sa Đéc có hơn 300 hộ sản xuất bột, tập trung chủ yếu ở phường 2, xã Tân Quy Tây và xã Tân Phú Đông. Với hơn 2.000 lao động thường xuyên, mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng 30.000 tấn bột gạo.

Trước khó khăn này của bà con, ông Đỗ Văn Thậm- Trưởng phòng Kinh tế TP. Sa Đéc cho biết, địa phương đang đề nghị các sở, ngành xem xét nghiên cứu sử dụng phế phẩm từ bột để chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm khác nhằm giải quyết lượng phụ phẩm dư thừa cũng như tạo đầu ra cho sản phẩm giúp người làm bột yên tâm sản xuất lâu dài.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất