| Hotline: 0983.970.780

Làng cá khô truyền thống vào vụ tết, cơ hội tăng thu nhập cho các hộ

Thứ Bảy 26/01/2019 , 07:05 (GMT+7)

Thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) nổi tiếng với nghề truyền thống phơi cá khô, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1.500 tấn cá khô các loại.  

Vào dịp lễ Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, làng nghề đã tận dụng cơ hội để tăng cường sản xuất, thu lợi nhuận từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/hộ (tùy quy mô sản xuất).

15-08-52_h1_1
Cá biển được làm sạch vây, vảy và ruột

Đến nơi này, nhận biết ngay là mùi tanh nồng hỗn hợp của những tay lưới phơi cá biển từ “tươi” đến “thúi” đủ loại nằm trên bờ, ngoài sân, giàn treo của nhiều hộ dân, cùng với những xe kéo chở cá biển từ cảng vào chợ, các cơ sở sơ chế.

Đi vào thị trấn dọc theo những tuyến đường nhựa, đâu đâu cũng dễ bắt gặp những vỉ cá tươi vừa được xẻ phơi khô sắp từng hàng thẳng tắp. Với sản lượng đánh bắt hải sản lớn khoảng 20 ngàn tấn các loại được đánh bắt bởi hàng trăm ghe, tàu địa phương cùng với một số tàu cá ở các nơi khác đưa vào nên mỗi năm tại đây tiêu thụ hơn 5.000 tấn cá các loại, trị giá hàng chục tỷ đồng, cung cấp cho thị trường trên 1.500 tấn khô như khô cá mối, cá lưỡi trâu, cá chỉ vàng, cá đổng, cá đù, lạch, lịch, ngát, lưỡi trâu…

Hiện, làng nghề có hơn 500 lao động hoạt động thường xuyên và hộ dân hoạt động nghề này chiếm 38% trong tổng số gần 1.400 hộ dân làm nghề chế biến thủy sản (quy mô vừa và nhỏ). Địa bàn hoạt động của làng nghề chủ yếu tập trung chính ở khu phố (KP) Chợ 1 và KP Chợ 2 (còn gọi là Ấp Chợ). Ngoài việc chế biến cá khô bán sĩ lẻ, nhiều hộ dân còn làm đầu mối thu gom để cung cấp cho các chủ vựa để bán đi ở thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.

15-08-52_h2
Sau đó đưa vào các thau nhựa ngâm nước muối

Ông Trần Văn Sơn, chủ cơ sở sản xuất cá khô ở KP Chợ 2 cho biết, tàu đánh bắt về lúc nào thì đem cá về lúc đó, làm việc bất kể ngày đêm nhằm đảm bảo độ tươi của con cá khô sau khi thành phẩm. Chúng tôi quan sát khu vực chế biến cá biển của cơ sở ông Sơn nhận thấy nền xi măng khá rộng và sạch, ở đó cá ướp đá đang được xử lý trước khi đem phơi khô nên đâu đó phảng phất mùi tanh bốc lên khó chịu. Tại đó, có chừng 4 lao động nam và nữ mang khẩu trang kín mít, tay thoăn thoắt móc ruột, đánh vây, vảy, kể cả lột “da” từng con (cá lưỡi trâu có đặc đểm là phải lột “da”) trước khi đưa vào các thau nhựa 20 lít để ngâm muối.

Do nguyên liệu chủ yếu là cá ướp đá lâu ngày, bởi tàu đánh bắt thông thường phải sau 1 tuần đến 10 ngày mới vào bờ, nên vào những lúc cao điểm cá biển về nhiều, chế biến không kịp thì cơ sở của ông sẽ ướp thêm muối để đưa vào kho dự phòng. Bình quân mỗi ngày gia đình ông Sơn chế biến hơn tạ cá khô, còn vào các ngày tết thì công suất tăng gấp 2 - 3 lần.

“Sướng nhất là ngày nắng nóng, màu cá khô sẽ đẹp, hấp dẫn mà chi phí lại không cao. Còn gặp mưa thì chất lượng giảm, chi phí cũng cao vì muốn để cá khô đạt yêu cầu là phải tăng cường sấy bằng nhiệt, tức sử dụng quạt đẩy hơi nóng từ bếp than sang các vỉ khô”, ông Sơn chia sẻ.

15-08-52_h3
Đưa cá tươi sau khi xử lý mang ra phơi ngoài trời nắng
Cùng với các loại hình chế biến khác, nghề phơi cá khô Vàm Láng đã được công nhận làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm đáng kể cho hàng trăm lao động địa phương.

Quy trình chế biến cá khô truyền thống như sau, cá được làm sạch vây, vảy, ruột, sau đó ướp muối hoặc tẩm gia vị, rồi cho xe đẩy đưa lên xếp trên giàn phơi nắng, mỗi ngày phải trở (lật lên) 2 lần. Nếu nắng tốt, chỉ cần phơi đủ 2 nắng là con khô đạt yêu cầu.

Tại hộ bà Tám Bé, KP Chợ 1, toàn bộ khoảnh đất phía sau lưng nhà đều được tận dụng phơi khô. Là một cơ sở chế biến cá khô trung bình, tùy vào thời điểm mà gia đình bà Bé tăng cường phơi khô, tập trung mạnh nhất là vào những ngày tháng nắng nóng hoặc vào các dịp lễ Tết, trung bình mỗi ngày gia đình bà phơi 100 kg cá tươi, thu về khoảng 35 kg khô thành phẩm.

Cá khô là loại thực phẩm dễ bị kiến đục, vì vậy, muốn bảo quản lâu ngày hoặc đem đi xa thì có ý kiến cho rằng cần phải xịt thuốc chống kiến? – Tôi hỏi.

“Tôi có biết thông tin đó, nhưng ở đây không ai làm như vậy cả, bởi nếu có xịt thuốc sâu, thuốc chống kiến thì chỉ xảy ra đối với những tiểu thương hoặc người bán lẻ. Còn ở đây, có chăng là trước khi đem phơi khô thì người ta có rửa qua bằng thuốc tẩy giun (dùng trong thú y - PV) nhưng cũng nằm trong mức cho phép, để khi đem phơi khô cá sẽ không bị ruồi bâu (bu) vào”, bà Bé nói.

15-08-52_h4
Cá khô đặt ở trên giàn nên có thể đem phơi bất cứ ở đâu kể cả ngoài lề đường

Theo các chủ cơ sở, 3 kg cá tươi đem phơi thành 1 kg cá khô, tùy loại mà giá cá khô dao động từ 20 ngàn đến cả 200-300 ngàn đồng/kg. Sau khi phơi khô xong, thương lái đến mua tại nhà, hay chủ đem đi bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh.

“Vào dịp Tết, nhu cầu người tiêu dùng tăng cao nên làng nghề phơi cá khô còn tận dụng cơ hội này để thu lợi nhuận từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/hộ (tùy quy mô sản xuất). Cùng với đó, các ngành chức năng của tỉnh, huyện luôn tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, điều kiện ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất khô cá nhằm đảm bảo sản phẩm luôn được an toàn” (báo cáo của UBND thị trấn Vàm Láng).

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm