| Hotline: 0983.970.780

Làng đào Uy Nỗ... lỗ chổng gọng

Thứ Sáu 29/01/2010 , 11:15 (GMT+7)

Tết chưa đến mà đào cảnh đã "toe toét" cách đây cả chục hôm khiến ai cũng héo hon gan ruột.

Đến với làng đào Uy Nỗ (Đông Anh, Hà Nội) dạo trung tuần tháng Chạp này, chúng tôi được chứng kiến một màu đỏ rực rỡ của những cây đào đang “cười” trong gió đông. Tết chưa đến mà đào cảnh đã "toe toét" cách đây cả chục hôm khiến ai cũng héo hon gan ruột.

Tiếp xúc với các chủ vườn đào, chúng tôi được biết sở dĩ đào nở sớm quá là do lịch tuốt lá tính sai, nghĩa là nhiều hộ căn cứ và phỏng đoán năm nay thời tiết lạnh, nên tuốt lá sớm hơn độ chục hôm. Thế nhưng, do thời tiết không quá lạnh, mà lạnh ấm xem kẽ khá đều nên những cây đào phát triển tốt đều khoe sắc trước Tết cả tháng trời.

Bà Lê Thị Mận, ở thôn Cầu Cả than thở: “Khổ quá, nhà tôi trồng khoảng 300 gốc đào thì có đến 200 gốc nở hoa toe toét từ hôm đầu tháng, giờ thì số nụ cuối cùng trên cành đang nở nốt. Đành bán rẻ cho người chơi đào sớm mà thôi. Mấy hôm nay nhà tôi phải cắt cành mang đi bán dần ngoài chợ. Cành to thì được mấy chục, cành nhỏ có khi chỉ dăm bảy ngàn đồng, thôi thì vớt vát được đồng nào hay đồng đó”.

Quả là người trồng đào Uy Nỗ năm nay quá vất vả. Trồng đào luôn trong tình trạng “đánh bạc với trời”, nếu thời tiết thuận thì còn được chứ ông Trời không ủng hộ thì toi công. Anh Trần Lê Văn, hàng xóm của bà Mận trồng gần 2 sào đào kể: “Tôi trồng đào đến nay đã được 7 năm rồi vậy mà số năm thất thu đã lên con số…3, nghĩa là đã 4 vụ đào nhà tôi bị “trượt”- khi thì nó nở sớm quá, lúc thì đào ra Giêng mới hé nụ. Năm nay, gần ½ diện tích đào nhà tôi nở sớm, tính tiền công cán, chăm bón thì lỗ đau đớn. Kiểu này, sang năm một nửa diện tích tôi sẽ chuyển qua trồng quất cảnh cho chắc ăn hơn, chứ đánh bạc với giời thế này thì chết”.

Bình thường, khi các chợ hoa Tết khai mạc sau ngày Ông Táo về trời thì nhà vườn mới bắt đầu bán đào. Thế mà trước Tết cả gần tháng trời người dân làng hoa Uy Nỗ đã phải đi bán đào. Đi bán hoa xuân mà lòng dạ ngổn ngang, mặt buồn rười rượi. Đại đa số các hộ trồng có đào nở sớm phải cắt cành mang sang chợ hoa Quảng Bá bán buôn, bán mớ như bán rau xanh chọ cóc.

Tham quan, chia sẻ cùng bà con trồng đào tôi thực sự thấy buồn và đồng cảm với họ, bởi cả năm họ trông vào mấy gốc đào mà lại thất thu. Nhiều gia đình điêu đứng và chắc chắn Tết này sẽ không đầy đặn nhiều thứ như mọi năm. Mùa xuân luôn tràn đầy hi vọng, còn với người trồng đào Uy Nỗ thì ngược lại. Thôi thì thất hẹn vậy, đành đợi đến mùa đào năm sau…

Bác Nguyễn Văn Nam, nhà chỉ trồng có 120 gốc đào, và do chỉ tuốt lá làm một đợt nên số đào bác trồng đồng loạt nở sớm hết khiến bác gái chán nản chẳng muốn ăn uống gì. Bác bảo: “Cả 120 gốc đào đều nở rực rỡ như xác pháo từ hôm mồng 10 thì làm sao mà vui cho được. Nếu không bán vội thì chỉ tới ngày ông Táo là hoa tàn hết nên bà nhà tôi đã cưa bán buôn với giá 40 ngàn/cành. Năm nay coi như thua đau, chỉ tính riêng tiền mua cây giống, phân bón đã mất tới cả gần chục triệu, đó là chưa tính công sức hai vợ chồng chăm bẵm, tưới tắm đẫy năm trời. Mất đào coi như mất tết”.

Được biết chuyện “đánh bạc” với trời bằng hoa đào, cây cảnh không chỉ người dân Uy Nỗ phải chịu mà khá nhiều làng hoa khác cũng đang điêu đứng. Ngay một số làng hoa nổi tiếng, có bề dày kinh nghiệm như làng đào Nhật Tân, làng hoa Tây Tựu…cũng "chết toàn phần". Thời tiết năm nay nóng. Đã thế nhà nọ cứ a dua theo nhà kia tuốt lá đào nên đã được là được cả mà thua là thua tất. Chỉ một số nhà do trồng lâu rồi, có đôi chút kinh nghiệm nên tuốt lá làm vài lần thì số diện tích tuốt sau mới nở trúng tết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm