| Hotline: 0983.970.780

Làng Mông hết khát

Thứ Năm 20/08/2015 , 07:49 (GMT+7)

Có mặt tại làng Mông, thôn 5, xã Rô Men những ngày mưa, khác với mọi năm, giờ đây người dân không còn cảnh căng bạt hứng nước mưa để dùng trong sinh hoạt.

Công trình nước sinh hoạt tập trung xây dựng ở làng Mông, xã Rô Men, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) mang lại niềm vui lớn cho đồng bào khi được hưởng lợi từ Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

Có mặt tại làng Mông, thôn 5, xã Rô Men những ngày mưa, khác với mọi năm, giờ đây người dân không còn cảnh căng bạt hứng nước mưa để dùng trong sinh hoạt.

Thay vào đó, công trình nước sạch đã đưa nước sạch về tận nhà từng hộ dân khiến ai cũng vui mừng, phấn khởi.

Làng Mông có 154 hộ dân với hơn 700 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Những năm trước, để có nước dùng cho sinh hoạt và chăn nuôi gia súc, người dân làng Mông phải cuốc bộ hàng chục cây số đường rừng để lấy nước từ các khe suối.

Mùa khô, suối cạn cuộc sống người dân trở nên khốn khó trăm bề, nhiều hộ phải về miền xuôi mua nước với giá hàng chục nghìn đồng một khối.

Già làng Giàng Seo Lông cho biết trước đây, bà con làng Mông khổ lắm, người lớn, trẻ con đi cõng nước cả ngày trời vẫn không đủ dùng. Nhiều hộ gia đình trong thôn cũng chắt chiu tiền để đào giếng, nhưng đất ở đây bùn và phèn lắm, nước vàng như nghệ nên dù có nước vẫn không dùng được.

Trước thực trạng đó, vào năm 2014 từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG NS-VSMTNT, Trung tâm NS-VSMTNT tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư xây dựng công trình nước sạch tại thôn 5.

Công trình có tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 6,5 tỷ đồng để triển khai các hạng mục bể tích nước, hệ thống bình khử, lọc nước, nhà vận hành, hơn 14 km đường ống dẫn nước từ bể lọc tại thôn 4 dẫn nước về thôn 5.

Ngoài ra, các hộ dân trong thôn còn được cung cấp miễn phí hệ thống ống dẫn, van khóa, đồng hồ đo nước vào tới nhà để dùng.

Đến nay, công trình đã được đưa vào sử dụng để cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn cho 154 hộ dân. Đây là niềm vui rất lớn đối với bà con trong thôn.

Thời gian tới, Trung tâm NS- VSMTNT tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt xã Tam Bố, huyện Di Linh giai đoạn 2, công trình nước sinh hoạt Đạ Nghịt, Đạ Nhim huyện Lạc Dương để đưa vào sử dụng cho người dân trước năm 2016.

Chị Ma Thị Lan phấn khởi: “Từ ngày có nước sạch, chị em chúng tôi không còn phải đi cõng nước ở suối Bằng Lăng nữa; nấu ăn, tắm giặt gì cũng có thể làm tại nhà. Tôi thấy có nước sạch nên uống ngon, nấu ăn ngon hơn, giặt cái áo cho con đi học cũng trắng hơn”.

Đi đôi với niềm phấn khởi được sử dụng nguồn nước sạch, người dân làng Mông còn thể hiện ý thức trân trọng nguồn nước.

Ngoài xây bể chứa nước sạch, người dân còn xây dựng hàng rào bảo vệ vòi nước, không cho các loại gia súc, gia cầm phá hư đường ống, nhắc nhở người già trẻ nhỏ sử dụng nước tiết kiệm.

Ngoài cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, công trình nước sạch tại thôn 5 còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng NTM của tỉnh Lâm Đồng.

Ông Thái Viết Phúc, Chủ tịch UBND xã Rô Men, cho biết Rô Men là xã vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Qua nhiều lần địa phương kiến nghị, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư công trình nước sạch.

Công trình nước sạch hoàn thành giúp bà con có nguồn nước hợp vệ sinh sử dụng hằng ngày, hạn chế các căn bệnh về đường ruột do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như trước đây. Qua đó, góp phần xây dựng thôn văn hóa, thôn NTM trên địa bàn xã.

Ông Phan Văn Hợi, Phó giám đốc Trung tâm NS-VSMTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn 5, đã đem lại niềm vui lớn cho đồng bào Mông, góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, ổn định định canh định cư cho người dân.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm