| Hotline: 0983.970.780

Làng quê ngày Tết

Thứ Tư 29/01/2014 , 22:06 (GMT+7)

Tết lại đến rồi. Nhưng làng quê giờ đã khác xưa. Một chút hoài niệm của tôi thương nhớ mùa Xuân cũ.

Tôi nhớ, hồi lên năm, lên sáu, Tết nào mẹ cũng dắt tôi lên chùa làng. Dạo ấy, quê Tứ Liên của tôi là một làng nghèo nằm bên sông Hồng, các con đường quanh co đều là đường đất, đôi chỗ lát gạch nghiêng nghe nói là do các chàng trai nộp cho làng mỗi khi cưới vợ.

Và con đê chạy lên chùa thì mọc đầy cỏ dại, chỗ đầu dốc vào làng có cây đa, rồi xa xa là cây gạo. Ngôi chùa nhỏ nằm dưới thân đê, che khuất bởi những cây mít sau vườn, cây muỗm, cây bưởi, cây xoan… trước cổng.

Tôi hồi hộp và lo ngại nắm chặt bàn tay mẹ, bước vào gian thờ tối om om, ngây ngây mùi hương nến đượm vẻ linh thiêng và bí ẩn. Ngước đôi mắt trẻ thơ nhìn lên các pho tượng ẩm mốc màu thời gian, tôi thấy lòng trào dâng nỗi sợ hãi mà lại có gì đó thật là sống động, như các vị đang mỉm cười nhìn tôi, nghiêm nghị mà trìu mến…

Ấn tượng của lần đầu được lên chùa cùng mẹ cứ theo tôi mãi, đến mức bây giờ, tôi thở dài khi thấy nhà sư trụ trì bắt tôi ngồi đợi dài cổ mà không tiếp, chỉ chào đón các bà, các mẹ tay xách nách mang túi này túi khác vào dâng lễ. Còn tôi, vì ngày giáp Tết, đi thăm mộ bố mẹ và mộ chồng về, áo quần nhếch nhác bụi bẩn, lại chỉ đi tay không nên dù đến trước, sư trụ trì cứ hất đầu bảo ngồi mà đợi!...

Và cổng chùa bây giờ thì sáng choang, to đẹp. Sân rất rộng, các gian thờ đều đèn nến lung linh. Vậy mà không hiểu sao, tôi vẫn thờ ơ và xa cách, dù ảnh mẹ và chồng tôi đều được treo ở chùa… Ấn tượng tuổi thơ về ngôi chùa làng nhỏ bé, bí ẩn, nghèo khó mà thiêng liêng không hiểu sao cứ theo tôi mãi, thật trong sáng, thơ ngây và đẹp biết bao…

Xin trả tôi về thời tuổi mộng

Lời thơ tiếng hát đẹp làng quê

Mùi hương lúa trỗ thơm nhè nhẹ

Dăm ché trà tươi bố mẹ về

 ("Xin trả tôi về" - ViVi) 

Xuân đẹp về trên khắp làng quê

Chim én chao nghiêng đón xuân về

Mai vàng cúc trắng chờ trên lối

Canh bài áp Tết vẫn đam mê

("Xuân đang về" - Minh Tường)

Ôi, canh bài tam cúc của tuổi thơ tôi. Thật say mê và tinh nghịch. Sau bữa cơm sum họp ngày Tết, các vị cao tuổi ngồi trò chuyện, còn bọn nhóc chúng tôi chạy hết nhà này sang nhà khác để... lấy tiền mừng tuổi. Khi túi đã rủng rỉnh tiền xu, chúng tôi xúm vào ổ rơm dưới bếp nhà bác Cả, cửa nhà lẫn cửa bếp đều rộng mở, đón họ hàng và xóm giềng sang chúc Tết tấp nập. Bọn trẻ con chia bài, hò hét vì trò tam cúc bôi râu, mặt đứa nào đứa nấy đen nhẻm và những trận cười rộ lên vui thích.

Trên đường làng, từng đoàn người quần đen, áo the khăn xếp, các bà các cô thì khăn mỏ quạ, yếm đào tung tẩy kéo nhau đi chúc Tết hết nhà nọ sang nhà kia, làng xã rộn ràng như có hội. Hội làng ngày ấy nề nếp, thanh bình và giản dị nhưng vẫn bí ẩn và hấp dẫn vô cùng với đám cờ người tận bên phía Tây Hồ, người xem đông nghẹt mà vô cùng trật tự. Ai cũng diện mà vẫn nâu sồng tươi tắn.

Tôi bây giờ ngán ngẩm thấy khắp nơi mở hội, các bà các cô áo vàng khăn đỏ, các cụ ông cũng khăn xếp, áo gấm thêu hoa, cờ quạt màu mè lộng lẫy, nhưng trông mới kệch cỡm và lố bịch làm sao. Hình như bây giờ, nước ta quanh năm lễ lạt, hội hè không dứt.

Trong bài thơ viết về Phú Yên, tôi có câu thơ: "Ôi - quanh năm lễ hội đến bao giờ?”. Vì khi lên Núi Nhạn thăm đài tưởng niệm hơn mười ngàn liệt sĩ của tỉnh, tôi không hề thấy có thắp hương, bày quả chín hoặc cắm hoa, trông lạnh lẽo và u uẩn, thì cách đấy không xa, ở ngôi đền nhỏ, hàng trăm người đến lễ bái, cúng dường thật tấp nập và hoành tráng! Mọi người giải thích, hôm đó là ngày hội của đền…

Nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ "Đường về quê mẹ":

Tôi nhớ đi qua những rặng tre

Những dòng sông trắng lượn ven đê

Cồn xanh, bãi đá kề liên tiệp

Người xới cà, ngô rộn bốn bề… 

Tà áo nâu in giữa cánh đồng

Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng

Bóng u hay bóng người thôn nữ

Cuối nón, mang đi cặp má hồng

Đó là nhà thơ theo mẹ về quê ngoại mỗi dịp Tết đến, xuân về. Và nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về làng quê ngày Tết thật yên bình, thanh thản và ấm áp:

Làng quê lúa gặt xong rồi

Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng

Chiều lên lặng ngắt bầu không

Trâu ai no cỏ thả rông bên trời…

Tết lại đến rồi. Nhưng làng quê giờ đã khác xưa. Một chút hoài niệm của tôi thương nhớ mùa Xuân cũ.

Tháng 11/2013

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm