| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai: Khó quản lý giết mổ gia súc nhỏ lẻ, tự phát

Thứ Ba 09/06/2020 , 11:21 (GMT+7)

Hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có một lò giết mổ gia súc tập trung, đáp ứng một phần nhỏ cho việc quản lý nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Lò mổ tại phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu giết mổ gia súc của Lào Cai. Ảnh: H.Đ

Lò mổ tại phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu giết mổ gia súc của Lào Cai. Ảnh: H.Đ

Cả tỉnh chỉ có 1 lò giết mổ tập trung

UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch số 93 về xây dựng, quản lý các điểm giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020- 2025. Theo đó, từ năm 2020 đến năm 2025 xây dựng 38 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại các xã, phường, thị trấn, hình thức giết mổ thủ công đảm bảo vệ sinh, động vật được giết mổ trên giá hoặc trên bệ cao hơn mặt sàn 40 cm, công suất giết mổ tối thiểu từ 10-50 con/cơ sở/ngày đêm.

Cơ sở giết mổ có các công trình xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động giết mổ động vật, từng bước xóa bỏ hoàn toàn việc giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ ở hộ gia đình.

Mặc dù, UBND tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở gia súc, gia cầm để đáp ứng nhu cầu giết mổ khoảng 113.000 con gia súc, hàng chục vạn con gia cầm mỗi năm. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ có 1 cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại phường Kim Tân (thành phố Lào Cai). 481 điểm giết mổ khác đều là nhỏ lẻ, của hộ gia đình kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.

Hầu hết những điểm nhỏ lẻ này tận dụng một phần diện tích sinh hoạt của gia đình để thực hiện việc giết mổ hoặc giết mổ trên nền xi măng, dụng cụ giết mổ thô sơ, hệ thống xử lý chất thải tạm bợ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

Ngoài ra, để giảm cước phí vận chuyển và chủ động được nguồn hàng, nhiều chủ lò mổ thường mua gia súc, gia cầm thương phẩm với số lượng lớn về nuôi nhốt và giết mổ dần trong từ 3 - 7 ngày. Khi môi trường sống bị ô nhiễm, người đầu tiên phải gánh chịu chính là những chủ lò mổ.

Chỉ riêng huyện Bát Xát hiện có 22 điểm giết mổ nhỏ lẻ nằm xen giữa các khu dân cư, và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm ra ngoài thành phố Lào Cai.

Tại điểm giết mổ của gia đình ông Đỗ Văn Đồng (tổ 7, thị trấn huyện Bát Xát) hoạt động giết mổ không diễn ra, nhưng mùi hôi thối nồng nặc rất khó chịu. Theo ông Đồng, mỗi ngày ông mổ khoảng 5 con lợn, mặc dù đã đầu tư hệ thống biogas và thường xuyên vệ sinh nhưng cũng không cải thiện được là bao. Gia đình ông muốn đầu tư cơ sở giết mổ gia súc tập trung để không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân xung quanh, nhưng việc thu hồi vốn không khả thi.

Bên trong lò giết mổ tập trung duy nhất tại tỉnh Lào Cai. Ảnh: H.Đ

Bên trong lò giết mổ tập trung duy nhất tại tỉnh Lào Cai. Ảnh: H.Đ

Không hấp dẫn đầu tư

Ông Phan Ngọc Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát cho biết, huyện Bát Xát đã có chủ trương giao cơ quan chuyên môn tìm quỹ đất, lên phương án xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, trong đó khó tìm vị trí đất phù hợp và mặt bằng đủ rộng để xây dựng khu giết mổ tập trung.

Theo kế hoạch trong năm 2020, tỉnh Lào Cai đầu tư xây dựng 11 cơ sở giết mổ tập trung với tổng công suất 478.150 con gia súc/năm và 1.441.750 con gia cầm/năm. Song đến nay, kế hoạch này vẫn “giậm chân” tại chỗ.

Bên cạnh đó, mức hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của nhà nước thấp, địa phương thiếu cơ chế hấp dẫn cũng là một trong những nguyên nhân khiến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… không mặn mà với việc đầu tư xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Mặt khác, việc kiểm soát thú y sau giết mổ do Trạm Thú y cấp huyện, thành phố sáp nhập vào Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, nên thẩm quyền kiểm soát giết mổ bị giới hạn nên việc quản lý nguồn thực phẩm từ các cơ sở nhỏ lẻ rất khó khăn.

Ông Trần Duy Hưng – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Lào Cai cho biết , trên địa bàn thành phố Lào Cai hiện tại chỉ có 1 lò mổ tập trung, mỗi ngày chỉ mổ khoảng 40 con do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Lò mổ ở thành phố cũng chỉ đáp ứng cho những hộ giết mổ ở khu vực phía bắc thành phố. Còn lại khu vực phía nam của thành phố chủ yếu giết mổ tại hộ gia đình. Việc kiểm soát theo đúng chức năng nhiệm vụ của cơ quan thú y hiện gặp khó vì thú y chỉ kiểm soát tại cơ sở giết mổ tập trung.

“Cho nên thịt bán trên thành phố chỉ có một phần ở lò mổ Kim Tân ra còn đa số không qua kiểm soát giết mổ. Thịt lợn được mang từ Phong Hải (Bảo Thắng), Bản Lầu (Mường Khương), thị trấn Bát Xát (Bát Xát)…” – ông Hưng nói.

Về đầu tư thêm lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ông Hưng cho rằng, địa điểm để xây dựng quá khó khăn và nếu có cơ sở giết mổ thì cực kỳ nguy hiểm vì có nguy cơ lây lan dịch bệnh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…Hiện lò mổ Kim Tân cũng nằm trong diện phải di chuyển nhưng chưa thực hiện được vì không ai muốn đầu tư.

“Một số người cũng muốn làm nhưng tiền đất đắt nên không thể đầu tư trong khi tiền thu hằng ngày lặt vặt khoảng 56 nghìn đồng/con, vài chục con/ngày”, ông Hưng cho biết.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm