| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai phòng chống cháy rừng

Thứ Năm 17/05/2012 , 10:35 (GMT+7)

Đợt nắng nóng nhất trong 55 năm qua ở Lào Cai vừa diễn ra, nhờ biện pháp PCCR hiệu quả nên đã hạn chế thiệt hại.

Lào Cai sẵn sàng chủ động ứng phó cháy rừng trong mọi tình huống

Đợt nắng nóng nhất trong 55 năm qua ở Lào Cai vừa diễn ra, nhờ biện pháp PCCR hiệu quả nên đã hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng là rất cao, bởi mới bắt đầu vào mùa nóng. 

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có tổng diện tích tự nhiên 638.389,6 ha nằm trên lưu vực của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn; tập quán canh tác nương rẫy của người dân còn khá phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc cháy rừng vào mùa khô hanh kéo dài.

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, toàn tỉnh Lào Cai có 418.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó 1/2 diện tích là rừng phòng hộ, còn lại là rừng SX. Ông Hưng cho biết, trong 10 năm qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hơn 200 vụ cháy rừng làm thiệt hại hơn 1.000 ha; trong đó rừng tự nhiên chiếm tới 900 ha. Các vụ cháy rừng chủ yếu do đốt nương làm rẫy.

Theo ông Hưng, có tới 100.000 ha rừng tự nhiên nằm trong vùng “nóng” có nguy cơ cháy cao, tập trung ở khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên, các huyện Mường Khương, Văn Bàn, Bắc Hà… Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 682 buổi tập huấn với gần 30.000 lượt người tham gia; ký cam kết BVR với 2.469 hộ; xây dựng quy ước BVR ở 33 thôn; tổ chức các lớp tập huấn khai thác tận thu gỗ và lâm sản…

Thường trực Ban chỉ huy các cấp PCCR tỉnh và các địa phương đã thực hiện chế độ trực 24/24 giờ trong các ngày hanh khô kéo dài, nắm bắt tình hình thông tin về cháy rừng để kịp thời có phương án chuẩn bị lực lượng, dụng cụ phương tiện chữa cháy, sẵn sàng huy động khi có cháy rừng xảy ra.

Chính vì vậy trong năm qua trên không xảy ra vụ cháy rừng nào. Tuy nhiên, ý thức về quản lý BVR của một số bộ phận dân cư, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, vẫn để xảy ra hiện tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, sử dụng lửa không đúng quy định.

Do tình hình thời tiết phức tạp,  trong quý I/2012 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 87,59 ha; đặc biệt vụ cháy lớn tại vườn Quốc gia Hoàng Liên gây thiệt hại 73,6 ha. Nhằm đối phó với nguy cơ cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, huy động sức dân là chủ yếu.

Điển hình như vụ cháy rừng lịch sử vào năm 2010 ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Đám cháy ngùn ngụt kéo dài trong suốt nhiều ngày với diện tích rừng lớn, địa hình phức tạp khiến lực lượng PCCR gặp khó khăn. Vụ cháy lớn ngoài khả năng và tầm kiểm soát của tỉnh. Sau khi vụ cháy xảy ra, tỉnh đã huy động lực lượng dân quân tại chỗ kết hợp với quân đội, công an bám sát, khoanh vùng khu vực có lửa.

"Cần thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự, bộ đội biên phòng với chính quyền địa phương, chủ rừng trong công tác BVR, PCCR; quy chế phối hợp quản lý các vùng giáp ranh; phân công cán bộ đôn đốc kiểm tra chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng ứng phó khi mọi tình huống có thể xảy ra", ông Nguyễn Quang Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai.
Theo ông Hưng, sở dĩ nói dựa vào sức dân là quan trọng, bởi người địa phương chủ yếu sống nhờ rừng, trực tiếp bám rừng. Do vậy họ biết rõ hơn về địa hình, phương pháp chữa cháy; nhất là tận dụng nguồn nước trong khe, suối…

Ông Hưng thừa nhận, không có lực lượng nào BVR hiệu quả hơn chính là chủ rừng và người dân sống quanh rừng. Vì vậy, nếu không được người dân đồng tình tham gia thì việc giữ rừng sẽ khó gấp bội. Đây cũng là một bài toán nan giải, bởi đa phần người dân sống quanh rừng còn khó khăn, ngoài sống nhờ nương rẫy thì rừng chưa thực sự nuôi sống họ. Để làm được điều này cần phải đầu tư kinh phí triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho đồng bào tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy.

Bên cạnh đó là phương án giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Đối với người được cấp xã ký hợp đồng nhận làm công tác BVR trong các tháng mùa khô cần điều chỉnh nâng định mức từ 300.000 lên 700.000 đồng/tháng...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm