| Hotline: 0983.970.780

Lao động chuyên canh rau màu: Nặng kinh nghiệm, đói kiến thức

Thứ Năm 12/08/2010 , 10:12 (GMT+7)

Phần lớn nông dân chuyên canh rau, màu ở ĐBSCL chưa được đào tạo nghề một cách bài bản.

Nông dân trồng rau màu chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính.
Phần lớn nông dân chuyên canh rau, màu ở ĐBSCL chưa được đào tạo nghề một cách bài bản. Một số nông dân sau khi được dự các lớp tập huấn về áp dụng vào SX thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt đã xuýt xoa: “Giá như tìm đến các lớp học này sớm hơn thì đỡ khổ”.

Phường Vĩnh Hiệp (TP Rạch Giá, Kiên Giang) được coi là vựa rau xanh chủ yếu của TP Rạch Giá. Toàn phường hiện có khoảng 72ha diện tích canh tác rau màu các loại. Không ít hộ nông dân ở đây đã trải qua nhiều đời trồng rau nhưng chưa bao giờ chịu tìm đến các lớp học hay tập huấn kỹ thuật. Anh Lý Văn Phúc năm nay 38 tuổi nhưng có hơn 20 năm gắn bó với rau màu. Theo anh Phúc, do rau màu tương đối dễ trồng nên nhiều lần phường đến vận động đi dự tập huấn mà anh cứ nấn ná mãi. “Nhà tôi đã 3 đời sống bằng nghề trồng rau, chỉ cần mình chăm chỉ dậy sớm tưới nước, nhổ cỏ, chăm bón là có rau thu hoạch để bán. Vậy thì cần gì phải đi học cho tốn công” – anh Phúc suy nghĩ đơn giản.

Nhưng rồi một lần rảnh rỗi anh Phúc đã mò đến lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau do Trung tâm KNKN tỉnh triển khai. Dù chỉ là lớp tập huấn ngắn hạn nhưng anh đã sáng ra nhiều. “Nhiều cái đơn giản nhưng mình không biết cách làm dẫn đến hiệu quả thấp. Chẳng hạn vào mùa khô tôi cứ bơm thẳng nước giếng khoan lên tưới cho rau, nước bị phèn lá rau xoắn lại và rụi dần. Giờ thì biết rồi, bơm nước giếng ra ao, phơi nắng một hai ngày cho bớt phèn, thế là tưới bình thường. Hay bờ liếp nhiều cỏ, trước đây vợ chồng tôi cứ phải phơi nắng để làm, giờ dùng màng phủ nông nghiệp là xong mà rau lại tốt do không bị cỏ dại canh tranh”- anh đúc rút thêm kinh nghiệm.

Ông Quảng Trọng Lạt, Phó Chủ tịch UBND Phường Vĩnh Hiệp cho biết, do phường được tỉnh chọn để xây dựng vùng chuyên rau sạch nên đã mở nhiều lớp tập huấn. So với trước đây, hiệu quả SX tăng nên khá rõ. Nhiều nông dân có kỹ thuật đã tự đứng ra thành lập HTX Vĩnh Tiến chuyên SX, cung cấp rau an toàn cho tỉnh. Ông Lạt cho biết thêm, theo kết quả điều tra mới đây, nhu cầu học nghề của LĐNT trong phường là rất lớn, mà chủ yếu vẫn là nghề nông.

Do thiếu kỹ thuật nên hiệu quả trồng rau màu của nông dân còn hạn chế.
Rời Kiên Giang, chúng tôi tìm đến huyện cù lao Chợ Mới và An Phú (An Giang) nơi được xen là vùng chuyên canh rau màu lớn nhất ĐBSCL. Không chỉ cung cấp rau trong nước mà hàng năm còn xuất sang nước bạn Campuchia hàng ngàn tấn rau xanh. Đặt chân đến vùng đất cù lao chuyên canh cây màu này, mới thấy không khí tất bật của bà con nông dân, người thì lo thu hoạch, người chăm sóc rau màu, người thì lo cân bán cho thương lái. Còn người khác thì đang khẩn trương cải tạo đất, xuống giống.

Nông dân Nguyễn Văn Nghi, ở ấp Thị 2, xã Hội An, huyện Chợ Mới, đang cho thu hoạch 7 công bắp cải cho biết: "Gia đình tôi đã sống bằng nghề trồng hoa màu gần 20 năm nay. Cha mẹ truyền nghề cho làm sao thì anh em tôi cứ căn vào đó để áp dụng, chứ thật sự chưa qua lớp đào tạo nào. Không biết có phải mình không nắm được kỹ thuật hay không mà càng làm thấy năng suất càng giảm. Tính nghỉ một thời gian cho giãn vụ nhưng vì cuộc sống gia đình buộc phải canh tác tiếp. Đôi khi cũng muốn tìm đến lớp học để có thêm kiến thức nhưng nghề trồng rau màu lu bu không có thời gian rảnh. Thôi thì cứ để có ai đi học về áp dụng thì mình bắt chước làm theo”.

Còn ông Võ Văn Bé (Năm Bé), 57 tuổi, ở ấp Tân Thạnh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, là người khởi xướng cây ớt chỉ thiên, mấy năm đầu ớt ít bệnh, giá cao nên thắng đậm. Nhưng khi trồng ớt liên tục 3- 4 vụ không cho đất nghỉ, ớt bắt đầu xuất hiện nhiều bệnh khó trị đôi khi mất trắng. Vì vậy, nông dân trồng ớt rất cần được đi học một khóa về kỹ thuật. Tuy nhiên, do ít người trồng nên không thấy mở lớp dạy nghề cho nông dân chuyên trồng ớt. Nhiều khi phải tự mày mò hoặc gửi tiền cho các chủ xe đò chạy lên TPHCM mua đúng loại sách kỹ thuật đem về đọc rồi áp dụng. Sau đó, rút kinh nghiệm rồi truyền cho người khác học theo. Chứ mong mỏi ở ngành nông nghiệp mở lớp dạy nghề là chuyện còn quá xa vời.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm