| Hotline: 0983.970.780

“Lão nông” chữa rắn cắn bằng “ngọc rắn”

Thứ Tư 10/02/2010 , 10:30 (GMT+7)

Hơn 30 năm nay, ông Hồ Văn Cần đã không còn nhớ nỗi mình đã cứu chữa cho bao nhiêu người không may bị rắn độc cắn. Câu chuyện ông chữa rắn cắn bằng “ngọc rắn” và một vài lá thuốc bí truyền của gia đình nhuốn màu huyền bí nhưng cũng giúp ích cho đời!

Hơn 30 năm nay, ông Hồ Văn Cần (sinh năm 1947, thôn Ba De, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) đã không còn nhớ nỗi mình đã cứu chữa cho bao nhiêu người không may bị rắn độc cắn. Câu chuyện ông chữa rắn cắn bằng “ngọc rắn” và một vài lá thuốc bí truyền của gia đình nhuốn màu huyền bí nhưng cũng giúp ích cho đời!

“Thần y” Hồ văn Cần cùng người vợ của mình cất giữ viên ngọc rắn chữa rắn căn cứu người.

Chuyện về viên “ngọc rắn”

Căn nhà sàn của ông Cần nằm thu mình trong vườn cây rậm rạp nơi cuối bản Ba De, hơn 30 chục năm nay, người dân bản trìu mến gọi ông bằng cái tên “ông Thăng chữa rắn”.

Ngồi trò chuyện trong căn nhà sàn, với tiếng Vân Kiều “lơ lớ” tiếng Kinh, ông dẫn chúng tôi về miền ký ức của người cha và huyền thoại về viên “ngọc rắn.”

Ông kể: Bố ông- cụ Hồ Văn Cửu (tên thường gọi là Hồ Ân) là một chiến sĩ du kích dũng cảm tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường giáp biên giới nước bạn Lào. Theo những cụ đồng niên cùng chiến đấu với cụ Cửu kể lại, trong những ngày hành quân trên đại ngàn Trường Sơn cụ Cửu đã vô tình tìm được ngọc rắn. Những tháng ngày lặn lộn trên các cánh rừng giáp biên giới nước bạn Lào, theo lời chỉ dẫn của những cư dân tộc người Pa Cô, Vân Kiều, cụ học được cách nhận dạng và chế biến các loại thuốc chữa rắn cắn. Đặc biệt, cũng trong thời gian lăn lộn đánh giặc, cụ Cửu đã được một số “thầy” truyền cho “phép thổi” trị bệnh gãy tay, chân, chấn thương khi đi rừng.

Ông Cần bên những cây thuốc chữa rắn cắn tại vườn nhà.
Chuyện kể rằng, trong một buổi sáng hành quân, do đi lạc trong rừng, cụ Cửu vô tình tìm đến một dải cỏ xanh tốt lạ thường, ở điểm cuối của dải cỏ ông tìm thấy được một viên “đá” màu đen. Thấy đẹp và nghi là ngọc của một con rắn sống đã hằng trăm năm tuổi nên ông đã bỏ vào ba lô cẩn thận mang về. Sau hòa bình, ông mang câu chuyện trên kể với nhiều người thì được họ cho biết đó là viên “ngọc rắn” của một con rắn “chúa” đã hằng trăm năm tuổi. Sẵn có nghề “thổi” trị chấn thương trong tay, ông Cửu đã kết hợp với viên “ngọc rắn” và đã cứu chữa cho nhiều bệnh nhân trong thôn khỏi lưởi hái tử thần.

Ngồi trầm ngâm hồi lâu, ông Cần kể tiếp: Sau khi mang ngọc rắn trở về, bố ông đã cất giữ cẩn thận. Trong nhà rất ít người được cầm và thấy viên ngọc rắn, chỉ những lúc có bệnh nhân đến nhà nhờ chữa rắn cắn, ông Cần và mấy anh em của ông mới có được cơ hội “chiêm ngưỡng”. Rồi những tháng ngày rong ruổi theo cha đi chữa bệnh khắp nơi, ông Cần đã học được “phép thổi” và những bài thuốc trị rắn cắn. Khi đã bước sang tuổi gần đất xa trời, lâm bệnh nặng, biết mình không còn sống được bao lâu, cụ Cửu đã cho gọi ông Cần đến bên giường và thều thào cặn dặn: “Đây là viên ngọc rắn rất quý, công lao của cha một đời cất giữ và chữa bệnh cho bà con thôn bản. Nay cha đã yếu, con hãy giữ “ngọc rắn” mà chữa bệnh giúp ích cho đời”. Nói đoạn, ông lấy trên gối nằm một viên đá hình màu đen, rất rắn chắc giao cho ông Cần.

Thực hiện lời di nguyện của cha, hơn 30 năm qua, ông Cần đã kết hợp những bài thuốc được hái từ những cánh rừng già trên đại ngàn Trường Sơn với viên “ngọc rắn” đã cứu chữa cho hàng trăm người dân bản Ba De và các bản lân cận thoát khỏi thần chết! Viên “ngọc rắn” giờ với ông Cần là cả một báu vật bất ly thân. Chỉ những trường hợp bệnh nặng, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ nguy đến tính mạng ông Cần mới dùng đến ngọc rắn.

Những cây thuốc được ông ngâm vào rượu dùng để “thổi” chữa người bị rắn cắn.
Ông Cần tâm sự: Viên “ngọc rắn” vừa là bảo bối để cứu người, vừa là kỷ vật của một đời binh nghiệp của cha tôi. Tôi sẽ tiếp tục gìn giữ nó để cứu người như lời bố tôi căn dặn khi ra đi”

“Thần y” của bản

Sau giải phóng năm 1975, ông Cần theo bố trở về sống tại vùng kinh tế mới Linh Thượng, hồi đó cả vùng đất này bạt ngàn những cây bụi thấp, đường đi lại còn cách trở, dân bản lên đồi khai hoang, nhiều người không may bị rắn độc cắn đều tìm đến “thầy Thăng chữa rắn”.

Dân bản Ba De xem ông Cần như một vị “thần y” luôn giúp bản làng mỗi lúc họ gặp hoạn nạn. Hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong “nghiệp chữa rắn” của ông Cần, ông kể: Vào khoảng những năm 1980, một người dân ở thôn Ba De- anh Hồ Văn Ôi, do lên đồi phát cây bụi trồng rừng không may bị rắn độc cắn. Anh cố “lết” về đầu bản rồi gọi mọi người ứng cứu. Lúc đem đến nhà ông Cần thì anh Ôi đã ngất lịm đi, tím tái, tưởng chừng như không thể cứu chữa được nữa. Người nhà thấy thế liền hoảng loạn. Với kinh nghiệm chữa rắn trong mấy năm trời, nhìn vào vết thương ông biết ngay là loại hổ phì cực độc. Nếu lúc đó chuyển về bệnh viện e không còn kịp vì đường đi còn khó khăn cách trở, người bệnh đã không được cột garô nhằm hạn chế phát tán nọc độc. Dìu bệnh nhân vào nhà, ngay lập tức ông lấy lá thuốc đã ngâm vào rượi bôi lên người rồi “thổi”. Đặt “ngọc rắn” lên vết thương để hút nọc độc cho người bệnh. Lá thuốc tươi thì ông giả mịn đắp lên vết thương, cứ liên tục trong 10 ngày thì bệnh nhân đã khỏi.

Sau ca bệnh “thập tử nhất sinh” đó, dân bản Ba De không còn sợ khi lên rẫy nữa. Ông Cần cho biết: Thời đó, đường sá xa xôi cách trở với những trường bị rắn hổ phì, cạp nông, cạp nia, hổ mang cắn thì không thể mang bệnh nhân về bệnh viện cứu chữa kịp. Những trường hợp bệnh nặng thường được tui “mài” ngọc rắn hòa vào nước cho uống. Viên “ngọc rắn” lúc đầu to bằng ngón chân cái, qua bao nhiêu năm chữa rắn cắn cứu người, nay chỉ còn phân nữa.”

Với người Vân Kiều, bài thuốc chữa rắn cắn là bài thuốc bí truyền, nhưng không vì thế mà ông Cần cất giữ bí quyết cho riêng mình. Theo ông, loài cây thuốc chữa rắn cắn có tên gọi theo tiếng Bru- Vân Kiều là “Rê chữa nhà”, được dùng cả lá, thân và rễ; lá chỉ bằng ngón tay, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu phấn trắng, 1 chùm có 3 lá. Đây là loại cây thuốc phân bố nhiều trên các cánh rừng già Trường Sơn. Để cứu được người bệnh kịp thời, cứ nữa tháng một lần ông lên rừng tìm thuốc về phơi khô, ngâm rượu để sẵn. Mỗi chuyến đi tìm lá thuốc có khi kéo dài cả tuần, lam lũ vượt bao núi đèo ông vẫn không từ nan.

Ông Cần uống rượu rồi “thổi” cho người bệnh.
Hằng ngày, ngôi nhà sàn của ông Cần luôn tấp nập người đến thăm hỏi. Họ là những bệnh nhân được ông cứu thoát khỏi tay từ thần. Gần đây nhất là một chủ buôn rắn ở TP Đông Hà tên là Quân, quê ở tỉnh Phú Thọ. Trong lúc giao hàng không may bị loại hổ mang cắn vào tay. Người nhà nghe tiếng ở Linh Thượng có người chữa rắn cắn rất giỏi nên cho người lên gọi ông. Ông Cần kể lại: “Hôm đó tui đang phát bụi cây trên rẫy, nghe tiếng người gọi gấp lắm nên trở về ngay. Đây là trường hợp khá nặng, nếu không cứu chữa kịp thời e nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh đi tiểu ra máu, vết thương ở tay do rắn cắn đã có dấu hiệu hoại tử".

Ông liền sơ cứu, đắp thuốc vào vết thương, kết hợp “phép thổi” và mài “ngọc rắn” cho nạn nhân uống. Khi bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, ông đề nghị chuyển bệnh nhân xuống bệnh viên Đa khoa Quảng Trị để tiếp tục hỗ trợ điều trị vết thương đã hoại tử. Trong những năm qua, bệnh viện đa khoa Quảng Trị đã kết hợp với ông Cần dành lại sự sống cho hàng trăm bệnh nhân bị rắn độc cắn. Nói về nghiệp chữa rắn cứu người, ông cho biết: Nghi lễ của người bệnh mang đến thường là một chai rượu trắng, một đĩa cau trầu để ông đặt lên bàn thờ làm lễ cúng tổ tiên. Với ông, việc chữa rắn cứu người như một việc làm tích đức. Điều quan trọng là phải cứu người, tiền bạc là thư yếu. Sau khi lành bệnh tùy theo lòng hảo tâm của người bệnh mang những món quà nhỏ đến biếu, chứ ông chưa từng đòi hỏi gì. Khi có người lâm nạn, dù xa xôi mấy ông cũng tìm đến. “Mạng người quan trọng mà. Người ta cần mình mới lên đây cầu cứu nên dù một dây giây tui cũng không cho phép mình chậm trể:- ông Cần tâm sự.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm