| Hotline: 0983.970.780

Lão nông làm tư vấn

Thứ Năm 15/01/2015 , 10:05 (GMT+7)

Từ “nhà nông dân làm khoa học”, giờ đây ông Hai Hoa được gọi cái tên mới “lão nông tư vấn”. 

Là lão nông ở xứ có truyền thống ươm cây trái ngon nhất nhì miền Tây thì chuyện ông Lê Văn Hoa (còn gọi Hai Hoa ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đoạt giải "Bưởi da xanh ngon nhất" do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức không lạ.

Nhưng khi ông thành công với giải pháp điều chỉnh vị trí ra hoa, đậu trái trên cây bưởi theo ý muốn (năm 2003) thì đã làm nhiều người ngạc nhiên.

Đến năm 2007 ông lại sáng kiến "Chụp lưới lên chùm hoa của giống bưởi da xanh" để đảm bảo cho ra những quả bưởi không hạt. Rồi đến cải tiến trồng bưởi trên mô đất cao giúp cây phát triển tốt, ra trái ổn định và sáng kiến "Bao nylon rỗng 2 đầu để ngăn ruồi đục mận An Phước"…

Những sáng kiến của ông không chỉ được giấy khen, bằng khen của các cơ quan khoa học trung ương và địa phương mà hầu như những ai muốn chuyển đổi sang trồng cây ăn quả đều tìm gặp xin ông làm tư vấn.

Đầu năm 2014, ông đại diện cho nông dân Việt Nam tham gia báo cáo kinh nghiệm về cây ăn quả có múi tại Hội thảo Cây ăn quả quốc tế tại Indonesia.

Nhắc chuyện xuất ngoại, ông Hai Hoa tủm tỉm: "Khi bài tham luận của tui được dịch sang tiếng Anh xong, rất nhiều đại biểu chất vấn. Vừa giải đáp hết thắc mắc, trời ơi, phải đến 80% khán giả ở dưới đi lên đề nghị chụp hình chung với tui".

Khi được hỏi, trong những ngày tham quan, ông thấy nông nghiệp nước bạn có gì hay hơn. Ông Hai Hoa cười: "Sau hội thảo, tôi cũng được mời đi tham quan một vài nơi. Ngoại trừ việc nói tiếng nước ngoài khá thì tình trạng nông nghiệp nước họ không khác Việt Nam bao nhiêu".

Khi tư vấn, ông luôn chú ý nhắc các chủ trại áp dụng tiêu chuẩn VietGAP mà một trong những tiêu chuẩn đó là quy trình chăm sóc được ghi chép đầy đủ, khi có bất trắc, sai sót gì đều có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân.
Ông Hai Hoa cười hiền: "Họ làm khác tư vấn thì họ phải chịu tổn thất trước tiên. Làm nông nghiệp không “ăn xổi, ở thì” được đâu".

Từ khi "nổi tiếng", bà con trong vùng muốn gặp ông đều phải hẹn trước. Bởi lịch đi tư vấn cho các trang trại cây ăn quả của ông tuần nào cũng có. Từ “nhà nông dân làm khoa học”, giờ đây ông Hai Hoa được gọi cái tên mới “lão nông tư vấn”. Mời mọc vậy nhưng không phải mọi tư vấn của lão nông đều được các chủ trại thực hiện.

Ông Hai Hoa kể: "Ông M (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) có 6 ha muốn trồng bưởi. Mặc dù mời tôi đến tư vấn nhưng sau đó, ông lên mạng, tra theo kỹ thuật của Thái Lan, rút cuộc cả vườn bưởi “lay lắt”. Hay mặc cho tôi khuyên không nên đào hố trồng theo kiểu cũ thì cô T (Bình Phước) vẫn đào hố theo kiểu cũ.

Và rồi, trong khi các bao lưới chống ruồi đục trái của tôi đã được công nhận nhưng ông M vẫn nghe theo nhân viên tiếp thị mà dùng bao của của Cty khác khiến 20 tấn bưởi chỉ bán được 10 tấn được giá, số còn lại do chín háp, nám da nên bán theo giá bưởi thường".

Ông Hai Hoa chia sẻ tiếp: "Khi tư vấn mình phải biết thổ nhưỡng nơi trồng và hoàn cảnh gia đình chủ trang trại mà hướng dẫn. Nếu họ không có thời gian dành cho bưởi da xanh thì tôi luôn tư vấn cho họ đầu tư các loại cây trái khác để đảm bảo lợi ích kinh tế.

Như ông Năm Phong đã giâm bưởi da xanh rồi, nhưng xét môi trường và hoàn cảnh của ông tui phản đối, để đảm bảo kinh tế, tôi đề nghị ông giâm thêm cách mỗi mét một cây nhãn xuồng. Đến khi thu hoạch bưởi không được giá cũng có nhãn xuồng bù lại, chủ vườn không thiệt thòi.

Hay như cô Duyên ở Bình Phước có 14 ha đã trồng bưởi da xanh, nhưng trong đó có 6 ha đất không phù hợp, tôi đề nghị nhổ lên, chuyển sang trồng cam xoàn, quýt đường.

Bưởi da xanh chất lượng cao và bán được giá nhưng đòi hỏi người trồng phải chăm sóc rất kỹ, sai một chút là chất lượng kém liền. Bưởi da xanh mà không đạt chất lượng là rớt giá thảm thương".

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm