| Hotline: 0983.970.780

Lão nông nghèo kiết xác hăng hái chống tiêu cực, bây giờ ra sao?

Thứ Sáu 20/07/2018 , 13:18 (GMT+7)

Chó mèo, lợn gà trong nhà không còn, lão nông Phạm Tấn Lực cắt luôn sân nhà bán để chữa bệnh cho vợ. Nghèo kiệt, nhưng lão vẫn thực hiện “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”...

Nghèo kiệt, nhưng lão vẫn thực hiện “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, xăm xúi trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi để giám sát không công, chỉ ra những hạng mục thi công gian dối, viết tâm thư gởi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhờ phiên dịch tiếng Trung, tiếng Anh để gởi cho tổng công ty.
 

Bao đồng việc xã hội

Cuối tháng 11 năm 2017, con đường băng qua cầu Tiên Sơn, TP Đà Nẵng xuất hiện một lão nông tất tả đi bộ để tìm đến Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Đó là ông Phạm Tấn Lực, quê ở thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Túi lão chỉ vỏn vẹn 200 ngàn đồng. Số tiền trên lão “huy động” cô con gái làm công nhân và cậu con rể làm thợ nề để làm lộ phí. Công việc của lão suốt 2 năm qua, đó là tự động đi giám sát thi công tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đoạn qua khu vực huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi và trực tiếp đến gặp lãnh đạo để góp ý.

09-41-50_1_lo_nong_vn_r_cong_truong
Lão nông Phạm Tấn Lực đang phân tích những sai phạm tại hiện trường

Lão vào Ban quản lý vì 2 lá thư ngỏ đã gởi có nội dung chỉ ra những đoạn thi công gian dối trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nhưng không có hồi âm, còn các đơn vị thi công thì không thèm nghe một lão nông chẳng có tí địa vị xã hội nào. Lần này ra Đà Nẵng, lão quyết gặp giám đốc ban quản lý để thuyết phục bằng câu nói quen thuộc là: “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc Hội và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói là nợ công mình cao lắm, nếu thi công gian dối thì nợ xấu ngày càng đầm đìa, các anh không nên theo nhà thầu Trung Quốc mà làm đường chất lượng kém”.

Xong công việc, lão ra đường gặm bánh mì và quẹt mồ hôi. Nhân viên nói là giám đốc đi vắng, nhưng lão đã thoáng nhìn thấy người này lên xe đóng cửa và bỏ đi thật nhanh. Lão vội vã trở về, lòng dạ nóng như đốt, vì chuyện nhà còn lắm ngổn ngang. Bà Trương Thị Cường, vợ lão bị bệnh rất nặng. Ngồi trên xe, lão nhẩm tính số tiền gia đình nợ nần đã đội sổ vài chục triệu và không đủ sức chi trả. Kết quả xét nghiệm của bệnh viện, vợ lão bị xơ hóa gan F3, F4. Lão nhẩm tính, trong nhà chả còn gì để mà bán, chỉ còn rẻo đất một bên sân có chiều dài 20 mét, rộng 5 mét, giá bán cỡ chừng 50-60 triệu, tạm đủ để trang trải.

09-41-50_3_gi_cnh_st_nghiep
Ông Lực sạt nghiệp và phải bán đất để lo chữa bệnh cho vợ

Nghèo khổ, nhưng lão vẫn lo việc bao đồng. Thanh niên trong xóm có người bảo lão “hay nhận béng tiền cho xong, ai lại cứ đi giám sát miễn phí”. Nhưng lão lắc đầu và nói: “Tiền đó là tiền của dân, nhà nước mình đi vay đó. Nếu anh Sáu lấy tiền đó là lấy mồ hôi nước mắt của bà con”.
 

Quyền của người dân

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài gần 140km, tổng mức đầu tư là 1.472 triệu USD, chủ yếu từ nguồn vay (ODA của Nhật Bản 673 triệu USD, Ngân hàng Thế giới 631 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam). Năm 2016, nhà thầu Giang Tô của Trung Quốc thi công 10,6 km gói thầu A3, đoạn băng qua gần nhà lão. Ông Lực phát hiện ra những hạng mục thi công gian dối nên bắt đầu tự lên đường làm giám sát từ đó.

Sau gần 1 năm tôi mới gặp lại lão nông và lòng thầm mong lão vẫn giữ được “lửa”, không bị đồng bạc đâm toạc nhân cách quý giá. Lão vẫn thường ra công trường. Sáng, trưa, tối vẫn không bỏ chương trình thời sự. Ngày tết cận kề, nhưng ngôi nhà lão quá cũ, tường nhà nứt toác nên chả có mấy chỗ để dọn dẹp, chỉ việc lau lại tấm bằng Tổ quốc ghi công cho cha rồi thắp hương. Dạo này lão dành nhiều thời gian hơn để đi công trường giám sát, vì công ty Tiến Bảo không thuê bảo vệ nữa nên lão mất việc.

09-41-50_2_l_don_viet_bng_2_thu_tieng
Những lá đơn được lão nông học lớp 8 nhờ người chuyển ngữ sang tiếng Trung và tiếng Anh để gởi tổng công ty

“Chu cha, cháu ơi! Nó vẫn là gian dối, lấy tiền chia nhau làm chết nhà nước mình mất”. Vừa gặp thì đã nghe giọng lão than vãn. “Nhà thầu thi công gian dối ở chỗ nào?” - tôi đề nghị lão tiếp tục trả lời xác thực và có chứng cứ rõ ràng. Lão lập tức lôi ra một lô ảnh, kể cả ảnh còn lưu trong chiếc máy kỹ thuật số nhỏ xíu. Cảm thấy vẫn chưa đủ thuyết phục, lão lôi ra một bản thiết kế khiến tôi ngạc nhiên. “Đây là cống thoát nước 16630, mặt A đổ chân khe mỏng hơn trong thiết kế; còn đây là bi thoát nước, nhưng nó không trám các vết nối…” – ông Lực nói, khuôn mặt hiện ra nét chán chường.

“Nó làm CTB cũng bị anh Sáu bắt, ATB cũng bị anh Sáu chỉ chỗ sai” – ông Lực nói toàn những từ kỹ thuật mà ông tự nghiên cứu. Ông giải thích, ATB là trộn bê tông nhựa, còn CTB là sạn với xi măng, đường cao tốc là kết cấu CTB rồi mới tới nhựa. Ông kéo tôi ra hiện trường, lội qua những vũng bùn lầy, chỉ từng vị trí và phân tích lỗi thi công mà ông đã buộc nhà thầu phải làm lại. Nếu không thực hiện, ông sẽ “cưỡng chế” bằng cách gọi báo chí, viết thư kèm với ảnh gởi cho tổng công ty và các cơ quan giám sát. Ông Lực cho rằng, mình là dân đen thì mặc, đó là quyền của dân nên cứ việc thực hiện.

Việc làm đơn độc của lão mỗi ngày một tăng cường độ. Lão rút ra mấy lá đơn viết bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh để gởi cho các tổng công ty của nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc. Lão mới chỉ học hết lớp 8 nên phải chạy ngược xuôi tìm người chuyển ngữ. Lão bảo, dạo này túng tiền, nên cũng hạn chế việc gởi báo cáo thường xuyên cho các tổng công ty. Bán đất xong, lão sẽ trích ra một ít để làm lộ phí và thư phí.
 

Dân biết dân bàn

Trong 2 năm qua, nhờ thông tin và hình ảnh của lão nông, rất nhiều tờ báo và đài truyền hình đã đã kịp lên tiếng, phản ảnh những sai phạm trong quá trình thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Những chứng cứ mà ông Lực cung cấp thường là trực quan và rất dễ nhận biết đúng – sai mà không cần phải thẩm định. Ví dụ như đắp nền đường trên túi bùn mà không gia tải, rải đất còn lẫn cây, cỏ tơi xốp lên mặt đường để giảm bớt khối lượng đất vận chuyển, bờ ta luy đắp bằng đất lẫn đá lớn và bị sạt sau mưa…

09-41-50_4_kiem_tr_hien_truong
Ông Lực đi kiểm tra tại hiện trường

Ngồi nói chuyện với lão một lát thì có điện thoại của anh em tại công trường thông báo về tình hình công trường. Người gọi điện cũng căn dặn lão phải kín tiếng để họ không bị ảnh hưởng. Ông Lực luôn miệng hứa “anh Sáu uy tín, không sao hết”. Ông Lực cho biết, tấm bản đồ chi tiết cho đến thông tin trong đơn vị đều được những người làm công chuyển ra ngoài và nhờ ông Lực đến can thiệp với nhà thầu để họ phải làm đường đúng chất lượng, anh em trong công ty nếu phản ảnh trực tiếp thì cũng sợ mất bát cơm.

Hơn 2 năm trôi qua, lão dường như vẫn đơn độc. Đồng hành với lão chỉ còn lại một số ít các nhà báo. Báo chí khen ngợi và dõi theo lão, bởi vì đây chính là hình ảnh cụ thể hóa tư tưởng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tư tưởng trên thường được ghi khắp các đường phố và khu dân cư. Tuy nhiên, khi hiện thực diễn ra thì dường như lại bị quên lãng?.

Hiện nay ông Lực đang xin vào hộ nghèo để được hưởng chế độ hỗ trợ chữa bệnh cho vợ. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng từng chỉ đạo huyện Bình Sơn xét khen thưởng cho ông Lực, nhưng hiện nay chỉ đạo này vẫn chưa được thực hiện.

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.