| Hotline: 0983.970.780

Lão nông sở hữu con bạch xà hiếm có ở An Giang

Thứ Sáu 19/07/2019 , 08:59 (GMT+7)

Trong lúc đi săn, một người dân ở vùng Thất Sơn (An Giang) đã bắt được con rắn cực kỳ hiếm thấy. Được xác định là loài rắn hổ nhưng điều thú vị là nó rất hiền, ít ăn và thân thiện với con người.

Ông Tư Bền giới thiệu con bạch xà.

Toàn thân rắn có màu sắc khác thường nên người dân Bảy Núi gọi vui là bạch xà. Ông Nguyễn Văn Đền hay Tư Đền (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên) cho biết, cả đời làm thợ săn nhưng lần đầu tiên ông chứng kiến con bạch xà đẹp lạ thường. Ông mua từ tay thợ săn về nuôi khi nó đang bị đem ra chợ bán.

Bạch xà rất hiền, gần gũi với con người.

Ông Tư Đền cho biết: “Tôi nuôi trong lồng, cho nó ăn rắn mối với chuột. Nó rất hiền với con người nhưng không sợ loài nào cả. Con nào hung với nó là nó nuốt chửng”.

Bạch xà có đặc điểm mắt đỏ, lưỡi và miệng cũng màu đỏ, con bạch xà có chiều dài khoảng 100 cm, vòng mình 15 cm, nặng 700 gram. Ông Tư Đền chăm sóc cẩn thận, tắm rửa và cho ăn hàng ngày. Bạch xà ít ăn, chỉ thích tắm nước, ban ngày ở trong tàu lá chuối khô. Bạch xà được ông Tư Đền xem như thú cưng.

Nhiều người hiếu kỳ đến xem bạch xà.

Từ khi sở hữu còn bạch xà nhà ông Tư Đền nhộn nhịp người hiếu kỳ đến xem. Vì là rắn cái, không có nọc độc nên ông dự kiến sẽ phối giống cho sinh sản...

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Xây dựng nghị định quản lý, phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam

CẦN THƠ Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam giao các đơn vị chuyên môn tham mưu xây dựng nghị định về quản lý và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam để trình Chính phủ.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.